Quy trình kiểm tra chuẩn SEO

Website

Một website thật sự chuẩn SEO sẽ mang đến cho doanh nghiệp vô vàn lợi ích to lớn. Bài viết này sẽ hướng dẫn bạn kiểm tra chỉ với vài bước vô cùng đơn giản!

Quy trình kiểm tra chuẩn SEO

Với những ai làm trong lĩnh vực SEO thì cái tên Brian Dean đã quá quen thuộc phải không nào?

Ông là một chuyên gia nghiên cứu quy trình kiểm tra chuẩn SEO bám sát thực tế, cùng với những thay đổi mà Google thường xuyên cập nhật.

Đầu năm 2021, Brian Dean đã chính thức "cho ra đời" quy trình kiểm tra chuẩn SEO mới nhất, khiến website có thể tăng lượng traffic tự nhiên lên đến 88,18% trong một khoảng thời gian không lâu.

Nếu bạn cũng đang tò mò về quy trình kiểm tra chuẩn SEO "lợi hại" này thì hãy cùng Thiết Kế Web Số tìm hiểu ngay thôi nào!

Sau đây là những bước tiến hành vô cùng đơn giản và không đòi hỏi quá nhiều kỹ năng từ người dùng, dù cho bạn có kinh nghiệm lâu năm trong nghề hay người mới thì cũng đều thực hiện được!

Bước 1: Tìm và xóa các Zombie pages

Trước khi tìm hiểu và xóa các trang Zombie, bạn phải hiểu đó là những trang như thế nào? 

Khi bạn nhập trang web: thietkewebso.com vào Google. Lúc này, Google sẽ hiển thị cho bạn biết có bao nhiêu trang họ đã lập chỉ mục cho nó. Những website nào được Google lập chỉ mục cho trang lớn hơn 50% sẽ được gọi là Zombie pages.

Khi biết được đó là những trang nào, việc của bạn cần làm là chỉ việc xóa chúng đi, là bạn đã có thêm khá nhiều lưu lượng truy cập mà không phải chi trả một khoản chi phí không đáng.

Việc này mang lại nhiều lợi ích hơn bạn nghĩ đấy! Chắc hẳn bạn cũng đã biết con Bot Google hoạt động như thế nào nhỉ, nó chỉ giúp những website nhanh chóng nằm trong top tìm kiếm, khi tìm hiểu và đưa những trang có nội dung phù hợp với từ khóa tìm kiếm của người dùng. 

Khi bạn tiến hành xóa các Zombie pages là bạn đang góp phần giúp Google nhanh chóng tìm thấy những trang web có nội dung phù hợp để đưa chúng vào top tìm kiếm.

Một số loại trang Zombie phổ biến, ảnh hưởng đến quá trình SEO website, bạn có thể tham khảo:

  • Trang lưu trữ.
  • Trang danh mục và thẻ (WordPress).
  • Trang kết quả tìm kiếm.
  • Những trang thông cáo báo chí cũ.
  • Website có nội dung copy.
  • Nội dung mỏng (thường ít hơn 50 từ). 

Quy trình kiểm tra chuẩn SEO

Bước 2: Kiểm tra độ thân thiện của website trên các thiết bị di dộng

Nhu cầu sử dụng điện thoại trong những mục đích giải trí hay tìm kiếm thông tin của mọi người đang dần trở nên phổ biến hơn so với việc sử dụng các thiết bị màn hình lớn như máy tính, tablet, laptop.

Nhận thấy được tình hình đó, Google cũng đã cập nhật thêm Thuật toán di động vào việc kiểm tra chất lượng hoạt động của mỗi website. Việc này có nghĩa là Google sẽ đánh giá mọi hoạt động của một website trên cả máy tính và các thiết bị khác thông qua việc sử dụng phiên bản di động cảu trang web bất kỳ.

Vậy vấn đề đặt ra lúc này là làm thế nào để biết một website có đang hoạt động thân thiện trên thiết bị di động hay không? 

Bạn sẽ dễ dàng thực hiện được công việc này thông qua Google’s Mobile-Friendly Testing Tool - Công cụ kiểm tra thân thiện với thiết bị di động của Google. 

Bạn chỉ cần vào công cụ này và nhập một địa chỉ website bất kỳ muốn kiểm tra là sẽ biết được trang web đó khi hiển thị trên màn hình di động có thân thiện hay không ngay thôi.

Chính vì vậy, khi tạo ra các website nhà thiết kế, cùng các doanh nghiệp nên chú ý tích hợp thêm tính năng Responsive cho sản phẩm để đem đến cho người dùng những trải nghiệm tốt nhất. 

Chúng tôi lấy ví dụ ngay chính website của mình là Thiết Kế Web Số, nếu nó thân thiện khi hiển thị trên thiết bị điện thoại, trang web sẽ trả kết quả như hình.

Quy trình kiểm tra chuẩn SEO

Bước 3: Đảm bảo Google chỉ lập một chỉ mục cho website của bạn

Bạn có biết rằng, một website thường sẽ được Google hiểu dưới 4 dạng hiển thị:

  • http://thietkewebso.com
  • https://thietkewebso.com
  • http://www.thietkewebso.com
  • https://www.thietkewebso.com

Đối với chúng ta thì chúng không có gì khác nhau, nhưng Google lại không hiểu như vậy. Nhiều khi trong quá trình chuyển hướng các phiên bản, Google lại hiểu nhầm chúng là các website khác nhau.

Nhưng thật may mắn, lỗi này cũng dễ dàng được khắc phục ngay thôi! 

Bạn chỉ cần nhập từng liên kết đó vào trình duyệt là tất cả đường link trên đều sẽ hiển thị dưới dạng URL là https://thietkewebso.com

Nếu trong quá trình chuyển hướng, có bất kỳ liên kết nào gặp sự cố, chỉ cần thực hiện chuyển hướng 301 về phiên bản mà mong muốn và sau đó tiến hành bước tiếp theo trong quy trình. 

Quy trình kiểm tra chuẩn SEO

Bước 4: Tăng tốc website

Một trong những lý do khiến website của bạn nhanh chóng nằm trong top tìm kiếm của Google chính là tốc độ load nội dung của website.

Để website của bạn nhanh chóng lọt vào "tầm ngắm" của Google, bạn có thể thực hiện các bước dưới đây:

  • Dọn sạch mã HTML.

Để công việc này trở nên dễ dàng và được thực hiện nhanh chóng, bạn có thể nhờ đến sự hỗ trợ của PageSpeed ​​Insights. Nhằm giúp giải quyết triệt để mọi vấn đề, bạn đừng nên chỉ tập trung vào trang chủ, mà hãy nên toàn bộ những trang con, bao gồm các trang chuyên mục, các bài đăng trên blog, cùng trang dịch vụ... 

Quy trình kiểm tra chuẩn SEO

  • Chạy thử nghiệm tốc độ.

Có hai trang giúp bạn có thể test được vấn đề này là WebPageTest.orgGTMetrix. Khi sử dụng, bạn sẽ biết được website của mình đang gặp rắc rối ở vị trí nào để có thể nhanh chóng khắc phục. 

Quy trình kiểm tra chuẩn SEO

  • Nén kích thước hình ảnh.

Việc sử dụng những hình ảnh có kích thước lớn trong website cũng là một trong những lý do khiến website vận hành chậm chạp. Một trong những ứng dụng giúp bạn giải quyết được tình trạng này đó là Kraken.

Còn nếu công ty bạn có điều kiện kinh tế cao, hãy chịu khó đầu tư cho mình bộ lưu trữ cao cấp. Khi đó, bạn sẽ cảm nhận được tốc độ tải một cách rõ rệt hơn đấy. 

Bước 5: Tìm và khắc phục sự cố lập chỉ mục

Bạn có thể thực hiện công việc này thông qua Google Search Console. Những trang nào vi phạm chỉ mục hoặc không thể lập chỉ mục, Google Search Console sẽ hiển thị lý do cho bạn thấy, để biết cách khắc phục nó sao cho thật hiệu quả.

Và để biết chắc chắn hơn một website nào đó liệu có đang hoạt động hiệu quả hay không, bạn có thể sử dụng thêm công cụ hỗ trợ SEO miễn phí là Screaming Frog.

Cách hoạt động của Screaming Frog cũng tương tự như Google đã thực hiện để thu thập dữ liệu của các trang web. Nhưng có một điều đặc biệt hơn là Screaming Frog có thể cho bạn biết những trang nào mà nó không thể định dạng được. Một trong những lý do gây ra hiện tượng này có thể là do bạn đã vô tình chặn một trang bằng tệp robot.txt, hoặc trang đó có thẻ noindex.

Trong trường hợp bị Screaming Frog thông báo bất kỳ một trang website nào bị chặn, bạn có thể xem xét đến yếu tố này để dễ dàng khắc phục vấn đề không đáng có này. 

Quy trình kiểm tra chuẩn SEO

Bước 6: Kiểm tra lưu lượng truy cập không phải trả tiền của bạn

Sau khi đã khắc phục những sự cố lập chỉ mục, bạn hãy thực hiện kiểm tra lưu lượng mà mình đã có được mà không phải mất chi phí cho việc đó thông qua Google Analytics.

Khi đã đăng nhập vào Google Analytics, bạn hãy tìm mục Acquisition (Đạt được) => All Traffic (Tất cả lưu lượng) => Channels (Các kênh).

Sau đó, trang sẽ hiển thị các thông số mà website nhận được từ những nguồn nào, lúc này bạn chỉ cần tập trung vào mục Organic Search (Tìm kiếm hữu cơ) để xem lưu lượng truy cập mà mình không cần trả phí là bao nhiêu.

Bạn cũng có thể chọn xem nội dung ở dạng biểu đồ để nhận biết chính xác hơn kết quả, để từ đó có phương thức điều chỉnh cho phù hợp nhé!

Nếu biểu đồ có đi xuống thì bạn cũng đừng quá lo lắng, chỉ cần thực hiện đúng theo các bước trong quy trình SEO này là kết quả sẽ được cải thiện ngay thôi!

Bước 7: Cải thiện SEO On-Page

Đối với những ai đã làm việc trong lĩnh vực SEO website, chắc hẳn cũng biết được tầm quan trọng của việc SEO On-Page rồi nhỉ!

Nếu bạn không có nhiều thời gian để chuẩn hóa các trang trong website, thì chỉ cần thực hiện tốt những công việc sau đây là quá trình SEO On-Page đã được hoàn thành tương đối.

  • Khi lập thẻ tiêu đề nên chèn từ khóa vào.
  • Phần nội dung của 100 từ đầu tiên nên chứa từ khóa. 
  • Thêm 5+ liên kết bên ngoài.
  • Thêm 5+ liên kết nội bộ.
  • Kết hợp thêm với việc sử dụng từ khóa LSI.

Bước 8: Lập kế hoạch theo dõi bảng xếp hạng từ khóa

Hiện nay, có khá nhiều công cụ có thể giúp bạn thực hiện tối ưu được công việc này, nhưng trong giới chuyên gia vẫn luôn truyền tai nhau sử dụng SEMrush - công cụ theo dõi thứ tự từ khóa cực hiệu quả. 

Quy trình kiểm tra chuẩn SEO

Điểm đặc biệt của SEMrush là nó không những giúp bạn theo dõi thứ tự xếp hạng của những từ khóa do bạn cung cấp, mà còn tự động tìm các từ khóa hiện đang có thứ tự cao trên bảng xếp hạng bạn có thể cần tới.

Đây là điều thật sự tuyệt vời mà bất kỳ ai làm việc trong SEO cũng đều mong muốn. 

Quy trình kiểm tra chuẩn SEO

Bước 9: Phân tích Backlink

Nếu bạn chưa nắm được hết tầm quan trong của backlink trong việc thực hiện SEO website bạn có thể tìm hiểu thêm tại bài viết này mà Thiết Kế Web Số đã từng đề cập nhé!

Theo một nghiên cứu của các chuyên gia trong lĩnh vực SEO, backlink thực sự có mối tương quan và có vai trò cực kỳ quan trong trong việc xếp hạng website so với những yếu tố khác.

Bạn có thể thực hiện việc phân tích backlink như sau:

  • Nhập tên website của bạn vào công cụ phân tích backlink (các công cụ bạn có thể sử dụng là Ahrefs, Majestic SEO hoặc Moz). Sau khi nhập tên website, bạn sẽ nhận được một bảng báo cáo về những liên kết đó.
  • Kiểm tra các miền giới thiệu. 

Số miền giới thiệu tương ứng với số lượng website có liên kết trả về cho website của bạn đấy! Domain Authority cũng là một chỉ số mà bạn nên quan tâm trong việc này. Bởi mỗi công cụ sẽ có tên riêng cho chí sổ này, ví dụ trong Ahrefs gọi đây là Domain Rating.

Domain Authority cho bạn biết trang web của bạn có bao nhiêu quyền dựa trên sự kết hợp giữa số lượng và chất lượng của các backlink trả về. 

Quy trình kiểm tra chuẩn SEO

  • Tìm kiếm các liên kết độc hại. 

Bạn có thể biết được những liên kết độc hại này thông qua bảng Anchor text trong công cụ kiểm tra backlink mà bạn đã sử dụng trước đó. Trong trường hợp có quá nhiều liên kết spam (hay còn được gọi là các liên kết mũ đen) xuất hiện, bạn cũng đừng quá lo lắng, bởi chúng là một phần bình thường trong bất kỳ hồ sơ liên kết nào. 

Bước 10: Khắc phục các liên kết bị hỏng

Những liên kết bị hỏng không hề khiến Google Bot "ngao ngán" mà chúng chỉ khiến cho người dùng có những trải nghiệm không mấy thú vị khi truy cập vào website của bạn.

Bạn có thể biến sự trải nghiệm của người dùng trở nên thú vị hơn, với các bước vô cùng đơn giản dưới đây:

  • Tìm các trang lỗi mà Google không thể lập chỉ mục cho nó thông qua Google Search Console - Báo cáo chỉ mục. Những trang gặp sự cố thường hiển thị như bên dưới. 

Quy trình kiểm tra chuẩn SEO

Những trang này có thể đã bị xóa do bạn từng thực hiện thao tác xóa các Zombie pages trước đó. Nếu vậy thì bạn không cần làm gì cả, một thời gian sau Google sẽ ngừng báo cáo sự cố về trang này thôi! Còn nếu đây là trang mà bạn muốn thực hiện xếp hạng cho nó, thì chắc hẳn bạn chỉ muốn nhanh chóng khôi phục dữ liệu của nó.

  • Sử dụng công cụ để tìm các liên kết nội bộ và bên ngoài bị hỏng, bạn có thể lựa chọn Ahrefs hay Broken Link Check, để nhanh chóng đạt được kết quả như mong muốn.  

Quy trình kiểm tra chuẩn SEO

Bước 11: Phân tích đối thủ cạnh tranh

Trước hết, bạn cần tìm đối thủ từ khóa tốt nhất liên quan đến đối thủ cạnh tranh của bạn. Bạn có thể nhờ đến sự trợ giúp của SEMrush hay Ahrefs để nhanh chóng có được kết quả. Nếu đối thủ của bạn cũng được nằm trong top bạn cũng đừng lo lắng, vì có thể đây là cơ hội tuyệt vời, giúp bạn có hướng đi mới trong công việc và cũng là nhóm từ khóa mục tiêu tuyệt vời đấy!

Sau đó, kiểm tra các trang đang được xếp hạng cho các từ khóa đó. Thông qua bước này, bạn có thể biết thêm được từ khóa nào thực sự có hiệu quả trong thị trường ngách của mình.

Những từ khóa đạt thứ hạng cao trong các bảng xếp hạng thường đáp ứng các yếu tố sau:

  • Là dạng dài (3k + từ).
  • Chứa hình ảnh và hình minh họa tùy chỉnh.
  • Trích dẫn nghiên cứu, dữ liệu và báo cáo từ Google.
  • Không quá nặng về mặt kỹ thuật.

Và cuối cùng là, xem các liên kết trả về website đó. Công việc lúc này của bạn là chỉ cần nhập bất kỳ một URL một trang web bất kỳ vào Ahrefs, ngay lập tức kết quả các backlink sẽ được hiển thị ngay lập tức.

Lợi ích của quá trình này là giúp bạn biết được những website nào có mối tương quan và ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của website. Để từ đó, có các chiến lược xây dựng mối quan hệ hợp tác với những trang đó sao cho hiệu quả. Điều này sẽ dễ thực hiện hơn so với việc tự mình xây dựng liên kết.

Bước 12: Làm phong phú thêm nội dung cho website

Nếu bạn đã hiểu và làm tốt những bước trên, thì đến bước này mọi việc sẽ diễn ra trơn tru và nhanh chóng với những thao tác dưới đây:

  • Viết phần mô tả giới thiệu một cách ngắn gọn và súc tích.
  • Chia nhỏ nội dung trong từng phần thành những đoạn nhỏ, để mọi người tiện theo dõi.
  • Làm phong phú nội dung bằng cách bổ sung thêm nhiều tiêu đề phụ.
  • Sử dụng nhiều hình ảnh và video sát với phần nội dung, giúp người dùng có cái nhìn chân thực và khách quan.

Chú ý đến những điều này, trong quá trình sáng tạo nội dung trên website, chúng tôi đảm bảo lượng traffic tự nhiên đổ về trang web bạn chắc chắn sẽ được gia tăng một cách đáng kể. 

Quy trình kiểm tra chuẩn SEO

Bước 13: Tối ưu hóa UX

Trong thời gian gần đây, Google đã bổ sung thêm thuật toán AI mới đó là RankBrain - công cụ này giúp đo lường cách người dùng tương tác với trang web của bạn.

Nói một cách đơn giản, nếu muốn website của bạn nhanh chóng nằm trong top tìm kiếm của Google thì bắt buộc website của bạn phải được tối ưu tín hiệu UX - toàn bộ nội dung được hiển thị trên website đều phải khiến người truy cập hài lòng. 

Quy trình kiểm tra chuẩn SEO

Bước 14: Làm mới kiến trúc website

Kiến trúc website cũng là một trong những yếu tố giúp trang web của bạn nhanh chóng nhận được "sự chú ý" của Google và nhanh chóng đưa nó "nằm" top của Google đấy!

Tầm quan trọng của cấu trúc website được thể hiện qua hai lý do sau:

  • Cấu trúc website tốt sẽ giúp cho quá trình tìm kiếm và lập chỉ mục cho trang được thực hiện một cách dễ dàng và nhanh chóng hơn. Một website có cấu trúc tốt thể hiện ở việc phân bổ sitemap từng bố cục trang con của trang một cách đơn giản mạch lạc. Đặc biệt, không nên mất hơn 3 lần click để đi từ trang chủ đến bất kỳ trang nào trên trang web của bạn. 

Quy trình kiểm tra chuẩn SEO

  • Phần kiến trúc tốt sẽ giúp Google nhận biết được trang nào trong website của bạn mới thực sự quan trọng. Google luôn mặc định những trang nào có vị trí càng gần trang chủ thì trang đó có vai trò quan trọng. 

Quy trình kiểm tra chuẩn SEO

Bước 15: Viết lại các thẻ Meta trùng lặp

Trong bài chia sẻ mới nhất của Google về cách mà họ nhận định một website chuẩn SEO: "Google đã nói rằng thẻ tiêu đề và mô tả meta là những yếu tố dễ dàng đạt được trong SEO".

Nếu bạn nhận thấy việc tìm và chỉnh lại các thẻ meta là điều khó khăn, thì bạn hoàn toàn có thể nhờ đến sự trợ giúp của Google Search Console. Việc của bạn cần làm là đi đến Search Appearance (Giao diện tìm kiếm) => HTML Improvements (Cải tiến HTML). Ngay lập tức danh sách các thẻ meta bị trùng lập sẽ được hiển thị.

Nếu những trang quan trọng trong website của bạn có chứa các thẻ meta bị trùng lập, thì tôi khuyên bạn hãy nhanh chóng chỉnh sửa chúng ngay, không thì sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến quá trình SEO của mình đấy!

Bước 16: Triển khai phương pháp The Skyscraper Technique 

Có thể nói đây là bước cuối cùng trong quy trình kiểm tra chuẩn SEO cho một website. Thông qua bước này, Google sẽ nhanh chóng cập nhật được mọi thay đổi mà bạn đã thực hiện cho trang web của mình.

Cách thức thực hiện phương pháp này được hiểu như sau:

  • Kiểm tra 10 kết quả hàng đầu cho một từ khóa mà bạn muốn xếp hạng.
  • Viết lại thông tin cho từ khóa tương tự với nội dung tốt hơn và chi tiết hơn những bài viết trong top Google.

Lúc này, khi Google thấy quá nhiều người (các liên kết) truy cập đến trang web của bạn, nó sẽ nghĩ: "Trang này đang tăng lên quá nhanh. Cần chạy Google bot để kiểm tra ngay". Thế là website của bạn đã "lọt vào tầm ngắm" của công cụ tìm kiếm được hàng triệu người tin dùng trên khắp thế giới, chắc chắn website của bạn sẽ sớm nằm trong top tìm kiếm khi đăng tải bất kỳ bài viết nào ngay thôi!

Cách hỗ trợ 1: Có thêm lượt truy cập từ các liên kết nội bộ

Chúng ta thường bỏ qua và xem nhẹ giá trị của các liên kết nội bộ này trong quá trình SEO website. Nhưng nếu biết cách tận dụng những liên kết này, chúng sẽ mang lại cho bạn điều bất ngờ hơn cả mong đợi đấy!

Vậy làm thế nào để liên kết nội bộ phát huy tối đa hiệu quả của chúng, bạn hãy áp dụng thử phương pháp sau:

  • Luôn phải đảm bảo những liên kết đến từ những trang ưu tiên nhiều nhất có thể. Bạn có thể dễ dàng tìm thấy những liên kết nội bộ ngay trong GSC.
  • Sau đó, vào Search Traffic (Lưu lượng tìm kiếm) chọn Internal Links (Liên kết nội bộ).
  • Lúc này, những trang có nhiều liên kết nội bộ nhất sẽ được hiển thị.

Mặc dù vậy, nhiều khi vẫn xuất hiện một số trang web không quan trọng trong bảng này, bạn cũng đừng quá lo lắng về vấn đề này, bởi nó cũng không ảnh hưởng gì nhiều đến việc SEO website đâu. 

Quy trình kiểm tra chuẩn SEO

Cách hỗ trợ 2: Sử dụng công cụ kiểm tra trang web

Để quá trình SEO website trở nên đơn giản hơn và bạn cũng sẽ có thêm nhiều kiến thức chuyên sâu trong vấn đề này, chúng tôi khuyên bạn nên nhờ đến sự hỗ trợ của hai công cụ là Seobility và SEMrush. Chúng đều là những công cụ hỗ trợ đắc lực, giúp bạn đạt được hiệu quả tối ưu trong quá trình này.

Đối với Seobility - nó khá đơn giản và dễ sử dụng, bên cạnh đó bảng báo cáo của nó cũng không quá khó để hiểu và thực hiện.

Còn SEMrush, ngoài khả năng tìm kiếm từ khóa hiệu quả, nó còn sở hữu tính năng kiểm toán chuyên sâu mà bạn không thể ngờ đến. 

Quy trình kiểm tra chuẩn SEO

Cách hỗ trợ thứ 3: Tối ưu hóa FEATURED SNIPPET

Feature Snippet (Trích dẫn nổi bật) có khả năng làm tăng nhanh lượng traffic truy cập không phải trả tiền vào website của bạn một cách đáng kể.

Vậy câu hỏi đặt ra ở đây, làm thế nào để website của bạn đạt được vị trí Feature Snippet?

Để thực hiện được điều này cũng khá đơn giản thôi, bạn chỉ cần thực hiện tốt các thao tác dưới đây: 

  • Tối ưu hóa nội dung trên thiết bị di động.
  • Cài đặt https cho website.
  • Sử dụng nhiều tiêu đề (thẻ H2 và H3).
  • Có câu trả lời ngắn cho các câu hỏi (tầm 42 từ là đủ).
  • Liên kết với các nguồn có thẩm quyền. 

Quy trình kiểm tra chuẩn SEO

Thật đơn giản phải không nào, chỉ cần dành chút thời gian theo dõi và thực hiện đúng theo quy trình mà Thiết Kế Web Số đã đề cập trong suốt bài viết, là bạn sẽ nhanh chóng sở hữu cho mình một website chuẩn SEO, phục vụ tối đa cho hoạt động kinh doanh của mình rồi đấy!

Còn chần chừ gì nữa, mà không bắt tay ngay vào thực hiện thôi nào. Chúc các bạn thành công nhé!