Website

Website

Website là gì?

Website là kênh thông tin để quảng bá, giới thiệu dịch vụ, sản phẩm, mô hình hoạt động của doanh nghiệp, cửa hàng đến với người tiêu dùng khắp mọi nơi.

Có nhiều loại website như: website giới thiệu, quảng bá dịch vụ, sản phẩm, website thương mại điện tử, website tin tức, rao vặt, kênh thông tin giải trí... Tùy vào nhu cầu mà quý doanh nghiệp cần chọn loại website phù hợp.

Và website là một công cụ tất yếu không thể thiếu trong hoạt động của mỗi doanh nghiệp. Một doanh nghiệp, cửa hàng, cá nhân có thể sở hữu nhiều website ứng với mỗi dịch vụ, sản phẩm khác nhau, để phát triển thị trường rộng lớn hơn.

Lợi ích khi có website

Cơ hội quảng bá không giới hạn, công việc kinh doanh mở cửa 24h mỗi ngày: website của bạn chính là một văn phòng giao dịch kinh doanh toàn cầu luôn mở cửa 24h mỗi ngày, 7 ngày mỗi tuần và 365 ngày mỗi năm. Bất kỳ ai, dù ở đâu đều có thể ghé thăm văn phòng của bạn.

Tiết kiệm và tối ưu: hãy tưởng tượng, thay vì phải gửi Catalogue bằng giấy hoặc đĩa CDROM cho khách hàng, bạn có thể mời khách hàng đến thăm website của mình với những thông tin còn cặn kẽ và đầy đủ hơn ở Catalogue. Bạn chẳng phải trả lương cho ai cả, mọi thứ ở văn phòng giao dịch toàn cầu của bạn đều được thực hiện một cách chính xác và hoàn toàn tự động. Chi phí để có được một website thật là quá nhỏ bé so với núi chi phí mà bạn bỏ ra để quảng bá các hoạt động của bạn bằng những phương tiện truyền thống.

Có thêm hàng ngàn khách hàng mới, làm thỏa mãn cả những khách hàng khó tính nhất: với môi trường Internet năng động, bạn dễ dàng thay đổi và cập nhật thông tin lên website của mình để sẵn sàng làm thoả mãn yêu cầu của các khách hàng khó tính nhất. Và tất nhiên, nỗ lực cung cấp các thông tin chất lượng cao sẽ mang lại kết quả, bạn sẽ có thêm vô số các khách hàng tiềm năng và hàng ngàn khách hàng sử dụng sản phẩm và dịch vụ của mình.

Tạo ra được hình ảnh về một doanh nghiệp được tổ chức khoa học và hiệu quả: với việc tổ chức các thông tin trên website của mình hướng tới lợi ích của khách hàng thì khách hàng sẽ dễ dàng khai thác các thông tin trên website. Và khi khách hàng hài lòng thì bạn đã xây dựng được hình ảnh tốt đẹp về mình trong tâm trí và tình cảm của khách hàng.

Phương tiện tốt nhất để tiếp thị sản phẩm, dịch vụ và hình ảnh của bạn theo hình thức mới: thật vậy, với các công nghệ và kỹ thuật hiện đại hiện nay thì bạn hoàn toàn có thể tin tưởng rằng website chắn chắn là là một phương tiện truyền thông tốt nhất để bạn có thể thực hiện ý đồ của mình trong việc quảng bá và tiếp thị một cách sinh động và hiệu quả nhất mà một phương tiện đơn lẻ khác không thể đáp ứng được.

Để website hoạt động cần những gì?

Việc xây dựng website cũng giống như việc xây dựng một doanh nghiệp ngoài thực tế. Khi thành lập doanh nghiệp, bạn cần phải đăng ký tên doanh nghiệp và trụ sở của doanh nghiệp. Tương tự như vậy, để một website hoạt động được, bạn cũng cần phải có tên miền (domain)nơi lưu trữ web (hosting) cho website đó.

Quy trình xây dựng website

1. Chọn tên miền & hosting

  • Chọn tên miền có liên quan cao đến nội dung website, có thể chứa một vài từ khóa chính của website càng tốt. Tên miền có thời gian sử dụng càng lâu càng được đánh giá cao.
  • Hosting có tấc độ cao, IP máy chủ nên đặt tại quốc gia có lượng khách truy cập nhiều nhất.

2. Phân tích người dùng và tự đánh giá chính mình

  • Mô tả mục tiêu: mục tiêu cần được mô tả một cách súc tích, rõ ràng, không quá rườm rà, chi tiết.
  • Thiết kế website chuyên nghiệp cần phải xác định được người dùng: liệt kê các đặc điểm của khách hàng như tuổi tác, nghề nghiệp, giới tính, thu nhập, trình độ, vùng cư trú, cấu hình trang thiết bị, phần mềm... vào một danh sách để phân tích và xử lý sau này.
  • Xây dựng bảng tiến độ thực hiện: xác định thời gian cần để hoàn thành sản phẩm với các tài nguyên sẵn có, thời gian cần để thực hiện từng bước của quá trình.

3. Thiết kế các chức năng và cấu trúc trang

  • Chọn cách làm việc sao cho có thể phác thảo thiết kế một cách thoải mái. Bạn có thể dùng bút để vẽ sơ đồ trên giấy, hay có thể dùng các chương trình máy tính để phác thảo.
  • Việc thiết kế website chuẩn SEO nên đi từ trừu tượng đến cụ thể: phải xác định khung của chức năng trước rồi sau đó mới lựa chọn nội dung để điền vào.

4. Tìm cách trình bày ấn tượng và hiệu quả

  • Đưa ra càng nhiều cách trình bày từ khả năng của chính bạn.
  • Luôn cập nhật các thay đổi về công nghệ web.
  • Luôn ghi nhớ: đối tượng đánh giá cách trình bày là người dùng chứ không phải bạn.
  • Thử càng nhiều giải pháp càng tốt và hãy ghi nhận các nhận xét, phản hồi của những người cộng tác để hoàn chỉnh thiết kế.

5. Xây dựng nội dung

  • Sửa đổi, hiệu chỉnh các nội dung đã có hoặc các nội dung mà bạn có quyền điều chỉnh.
  • Xin hỗ trợ và cố vấn của những chuyên gia đối với các chủ đề ngoài lĩnh vực chuyên môn của bạn.
  • Đảm bảo càng nhiều thông tin càng tốt. Cần phải có sự kết hợp chặt chẽ giữa văn bản và đồ họa, hình ảnh, âm thanh trong nội dung.
  • Tạo một cấu trúc cây thư mục hợp lý cho nội dung và thường xuyên sao lưu để đảm bảo an toàn.

6. Thiết kế và kiểm tra khung trang website

  • Liên lạc với người quản trị máy chủ để xem việc tổ chức các tập tin như thế nào và các đặc tả nào có sẵn. Cho người quản trị biết các loại tập tin nào mà bạn đang sử dụng chưa được hỗ trợ.
  • Sử dụng các liên kết trong các trang tới các cấu trúc thư mục tương tự như cấu trúc thư mục trên máy chủ.
  • Ghi nhận các ảnh thường được dùng trong việc truy xuất các trang thông thường để đưa vào cache. Bằng cách này bạn có thể tăng tốc độ truy xuất các trang.
  • Thử nghiệm trên máy chủ để kiểm tra xem nó hoạt động đúng như thiết kế hay không.

7. Đưa nội dung vào

  • Trước tiên hãy cho các trang hoạt động cục bộ, riêng lẻ để dễ kiểm tra, đánh giá, hiệu chỉnh.
  • Làm việc theo module, nghĩa là cho nhóm các trang liên quan nhau hoạt động trôi chảy trước khi mở rộng ra.
  • Đừng ngại thay đổi một quyết định thiết kế trước đó. Có thể bạn đã giả định sai, hoặc là công nghệ đã thay đổi vào lúc đưa nội dung vào.

8. Kiểm tra và đánh giá

  • Kiểm tra hoạt động của các liên kết nội bộ và các nguồn tài nguyên.
  • Thử các trang với nhiều trình duyệt khác nhau.
  • Thử các trang bằng nhiều cách kết nối khác nhau.
  • Thử các trang ở tình trạng mức độ truy cập cao
  • Thử các trang với nhiều dạng người dùng khác nhau.