Internal link là gì trong content?

Website

Đối với một SEOer thì khái niệm Internal link chắc hẳn đã quá quen thuộc rồi nhỉ! Nếu bạn mới vào nghề và đang muốn tìm hiểu chi tiết về khái niệm này, vậy thì hãy dành chút thời gian theo dõi bài viết này nhé!

Internal link là gì trong content?

Internal link là gì trong content?

Trong content, internal link được hiểu là những đường liên kết nội bộ, chúng thường được đặt trong các trang trên cùng của một website hay domain, nhằm mục đích tạo sự liên kết từ trang này đến các trang có liên quan.

Internal link có nhiệm vụ chính là điều hướng, cũng như chia sẻ các liên kết có giá trị.

Nhờ các liên kết nội bộ này, mọi nội dung đăng tải trong website trở nên thân thiện hơn trên các công cụ tìm kiếm, đặc biệt là Google, từ đó giúp trang có được những thứ hạng cao.

Internal link bao gồm cả những điều hướng website hay Menu website, nhưng đa phần SEOer thường sẽ tập trung vào việc đặt các liên kết nội bộ này trong phần nội dung của website.

Internal link thường xuất hiện trong nội dung bài viết dưới dạng các cụm từ in đậm hay in màu có đính kèm đường link chuyển hướng khi click vào.

Các liên kết nội bộ sẽ được sử dụng với các dạng phổ biến như:

  • Internal link từ Menu, Footer.
  • Internal link ở dạng banner hiển thị trên website.
  • Internal link điều hướng từ danh mục đến các bài viết.
  • Internal link điều hướng từ trang chủ đến các danh mục hoặc bài viết.
  • Internal link điều hướng từ bài viết này đến bài viết khác trong cùng một website.

Internal link là gì trong content?

Phân loại internal link

Internal link trong content thường được sử dụng dưới hai dạng chính, đó là:

Navigational internal link

Navigational là những liên kết nội bộ hỗ trợ việc xây dựng cấu trúc website, nhằm mục đích điều hướng khả năng tương tác của người dùng.

Loại liên kết này sẽ được đặt trong hầu hết các trang của website, giúp người dùng dễ dàng tìm đến các chuyên mục bài viết hay sản phẩm đang có nhu cầu.

Navigational internal link thường sẽ bao gồm Menu chính đặt ở Header, Footer và cả Sitebar.

Nhờ có loại liên kết nội bộ này, nên trải nghiệm của người dùng trong quá trình truy cập website được cải thiện đáng kể.

Contextual internal link

Contextual là liên kết nội bộ được sử dụng dựa trên ngữ cảnh của nội dung bài viết.

Cũng chính vì thế, nó có thể nằm ở bất kỳ đâu trong nội dung bài viết và sẽ được điều hướng đến những bài viết khác có nội dung liên quan.

Để làm nội bật những nội dung chứa loại internal link này, SEOer thường chọn cách làm nổi bật nó bằng việc in đậm hay một loại màu sắc khác so với tổng thể bài viết, nhằm giúp người dùng dễ dàng nhận biết.

Khi đã hiểu rõ cơ chế hoạt động của Contextual, bạn có thể tận dụng tối đa những lợi ích mà loại liên kết này mang lại, để xây dựng các chiến lược liên kết nội bộ chất lượng, đồng thời điều hướng hành vi người dùng một cách hiệu quả hơn.

Internal link là gì trong content?

Lợi ích mà internal link mang lại

Việc tận dụng tốt những đường liên kết nội bộ sẽ mang lại cho website của bạn những lợi ích như: 

  • Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm, gia tăng giá trị chuyển đổi, cũng như sự uy tín từ trang này sang trang khác trên một website, đẩy từ khóa SEO lên thứ hạng cao hơn.
  • Cải thiện khả năng sử dụng Usability, hỗ trợ điều hướng người dùng vào các trang có giá trị chuyển đổi cao.
  • Tối ưu hóa khả năng chuyển đổi, góp phần thúc đẩy người dùng truy cập vào các mục kêu gọi hành động. Đây được xem như mục đích cốt lõi trong quá trình vận hành website.

Internal link là gì trong content?

Cách tối ưu internal link hỗ trợ SEO

Với kinh nghiệm nhiều năm hoạt động trong lĩnh vực SEO website, Thiết Kế Web Số sẽ chia sẻ đến bạn những phương pháp tối ưu internal link mình thường áp dụng như:

  • Các Anchor text nên chứa các từ khóa mà bạn cần thực hiện SEO.
  • Xây dựng internal link điều hướng đến các trang có độ uy tín cao.
  • Nếu có thể, hãy đặt các internal link tại vị trí đầu ở mỗi trang web.
  • Hãy nhớ thiết lập chế độ Dofolow cho các internal link, chứ không phải Nofolow.
  • Sử dụng các liên kết nội bộ đến các trang Index, đừng quên liên kết từ Sitemap của bạn đến trang bạn muốn Index nhé!
  • Nhờ đến sự hỗ trợ của Google Search Console để kiểm tra chất lượng hoạt động của những liên kết nội bộ tồn tại trong trang.
  • Ứng dụng khéo léo những liên kết nội bộ từ chính trang chủ.
  • Bổ sung internal link vào các trang cũ có lượng truy cập cao.
  • Tránh tự động hóa các internal link, bởi nó sẽ khiến các Anchor text dễ bị Spam, khó quản lý, sắp xếp và bỏ qua thông tin đến người đọc.

Internal link là gì trong content?