API được xem như "cánh tay phải" đắc lực đối với các lập trình website và thiết kế các phần mềm ứng dụng di động. Vậy nó là gì mà lại có chức năng "thần kỳ" đến như vậy? Cùng tìm hiểu nhé!
API là gì?
API - Application Programming Interface là giao diện lập trình ứng dụng, đây được xem như phương thức (cơ chế) hỗ trợ hai thành phần trong phần mềm giao tiếp với nhau.
Nhờ có API cung cấp khả năng truy xuất đến một tập hợp những hàm thường dung, nên việc trao đổi dữ liệu giữa các dữ liệu diễn ra thuận lợi và đạt hiệu quả tối ưu.
Có nhiều người khi mới nghe về API, họ vẫn thường lầm tưởng đây là một ngôn ngữ lập trình, nhưng thực chất đây chỉ là các hàm hay thủ tục thông thường. Đa phần, chúng sẽ được tạo ra dựa trên nhiều ngôn ngữ lập trình khác nhau.
Một API thường sở hữu cho mình 4 đặc điểm sau:
- Sử dụng mã nguồn mở, các Client hỗ trợ XML, JSON đều có thể sử dụng.
- Đây là kiểu kiến trúc hỗ trợ tốt nhất cho các thiết bị có lượng băng thông bị giới hạn như Smartphone, Tablet...
- Đáp ứng đầy đủ các thành phần HTTP như Request / Response headers, Content forma, Versioning, URI... cho phép người dùng sử dụng các host nằm trong phần ứng dụng hay trên IIS.
- Mô hình web API hỗ trợ tối ưu cho MVC, bao gồm Injection, Unit Test, Model Binder, Action Result, Routing, Controller. Đồng thời, nó cũng hỗ trợ RESTful với các phương thức phổ biến như GET, POST, PUT, Delete các dữ liệu.
API được phân loại như thế nào?
API hiện đang được sử dụng với khá nhiều loại, nhưng chủ yếu chúng được phân thành hai nhóm chính sau:
Dựa trên các lĩnh lực nhỏ trong ngành công nghệ thông tin
- API trên hệ điều hành: Ngoài cung cấp hệ điều hành, Microsofft còn hỗ trợ nhiều tài liệu API với chức năng đặc tả các hàm, phương thức, lời gọi hàm cùng một số giao thức kết nối dành cho lập trình viên. Nhờ đó, các Dev nhanh chóng tạo ra các phần mềm có khả năng tương tác trực tiếp cùng hệ điều hành.
- API của thư viện phần mềm hay Framework: Có vai trò mô tả và quy định các hành động mong muốn mà các thư viện cung cấp. Với mỗi API sẽ có nhiều cách triển khai khác nhau, khiến một chương trình được viết bằng một ngôn ngữ nhưng lại có thể mở rộng bởi sự hỗ trợ của ngôn ngữ khác.
- API trên nền tảng web: Hay còn được gọi là Web API, đây là loại được ứng dụng khá phổ biến trong lập trình web. Loại API này được thiết kế dựa trên tiêu chuẩn RESTful và thường có định dạng dữ liệu là JSON, XML hay một kiểu dữ liệu bất kỳ.
Dựa trên quyền hạn truy cập
- Open API: Đây là loại API cho phép người dùng thoải mái truy cập và sử dụng vào bất kỳ mục đích nào của mình.
- Partner API: Để có thể sử dụng loại API này, người dùng cần được cấp quyền hay giấy phép cụ thể.
- Internal API: Loại API này chỉ cho phép những hệ thống trong nội bộ truy cập vào sử dụng.
Ưu và nhược điểm của API
Ưu điểm
- Linh hoạt với các định dạng dữ liệu khác nhau khi trả về Client.
- Khi sử dụng API, người dùng sẽ được hỗ trợ đầy đủ các thành phần MVC, điển hình như Unit Test, Model Binder, Controller, Action...
- Cho phép giao tiếp 2 chiều, đồng thời có thể xác nhận trong các giao dịch khác nhau và đảm bảo có được độ tin cậy cao.
- Sử dụng thuận tiện trên mọi ứng dụng của Desktop, Mobile và cả website.
- Nhanh chóng xây dựng HTTP Service khiến công việc lập trình trở nên đơn giản hơn.
- API sử dụng mã nguồn mở, với đầy đủ các chức năng RESTful, cho phép mọi Client nào hỗ trợ JSON, XML sử dụng.
Nhược điểm
Mặc dù sở hữu cho mình khá nhiều ưu điểm nổi bật kể trên, nhưng trong API vẫn tồn tại một số nhược điểm rất dễ nhìn thấy khi sử dụng như:
- API trên nền tảng web chưa thực sự là một RESTful server hoàn chỉnh, bởi nó chỉ mới được hỗ trợ mặc định GET, POST.
- Để có thể đạt được hiệu quả nhất định khi sử dụng API, người dùng cần có kiến thức chuyên sâu, kinh nghiệm Backend tốt. Nếu không sẽ rất khó tận dụng triệt để những lợi thế, tính năng mà API hỗ trợ.
- Trong quá trình sử dụng, nếu chủ sở hữu chưa giới hạn điều kiện kỹ, việc bảo mật sẽ gặp nhiều khó khăn khi xảy ra các cuộc tấn công.
- Việc phát triển, nâng cấp hay vận hành API được xem như một quá trình lâu dài, khó khăn và thậm chí tốn khá nhiều chi phí thực hiện.
Phương pháp tránh tình trạng rò rỉ thông tin trong API
Nhằm đảm bảo sự an toàn cho mọi dữ liệu sử dụng trong API, bạn có thể ứng dụng một số phương pháp sau:
- Thường xuyên kiểm tra thẩm quyền của người sử dụng, tiến hành xác thực ứng dụng cẩn thận.
- Kết với với việc sử dụng chữ ký số.
- Mã hóa dữ liệu được truyền đi thông qua nền tảng của chứng chỉ SSL.
- Tránh thiết lập mật khẩu cố định quá đơn giản.