Lỗi thường gặp khiến website hoạt động không hiệu quả

Website

Tìm hiểu nguyên nhân và cách khắc phục các lỗi HTTP phổ biến như 404, 500, 403... giúp website hoạt động ổn định, cải thiện trải nghiệm người dùng hiệu quả.

Lỗi thường gặp khiến website hoạt động không hiệu quả

Một website hoạt động không hiệu quả không chỉ gây mất thời gian, chi phí mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín và doanh thu của doanh nghiệp.

Trong đó, lỗi HTTP là vấn đề thường gặp trong quá trình vận hành website chẳng hạn như lỗi HTTP 404: Not Found, lỗi HTTP 500 Internet Server Error, lỗi 502 - Bad Gateway, HTTP 500…

Vậy lỗi đó là gì và làm thế nào để khắc phục? Bài viết này Thiết Kế Web Số sẽ chia sẻ những thông tin về khái niệm, nguyên nhân và cách khắc phục để những bạn quản trị viên hay thiết kế website có thể nắm rõ và áp dụng khi gặp. 

HTTP là gì? 

HTTP là viết tắt của HyperText Transfer Protocol, dịch sang tiếng Việt là Giao thức Truyền tải Siêu văn bản. Đây là giao thức nền tảng của World Wide Web, đóng vai trò như một "ngôn ngữ" để các máy tính trên Internet giao tiếp với nhau.

Ví dụ: Khi bạn gõ "https://www.google.com/" vào thanh địa chỉ, trình duyệt sẽ gửi một yêu cầu HTTP đến máy chủ của Google. Máy chủ Google sẽ trả về mã HTML của trang chủ Google và trình duyệt của bạn sẽ hiển thị trang đó lên màn hình.

Tóm lại, HTTP là một giao thức vô cùng quan trọng trong thế giới Internet, cho phép chúng ta truy cập và chia sẻ thông tin một cách dễ dàng.

Lỗi thường gặp khiến website hoạt động không hiệu quả

Lỗi HTTP 404: Not Found

Lỗi 404 xảy ra khi người dùng truy cập vào một liên kết không tồn tại trên website. Nguyên nhân chính có thể do URL bị nhập sai, liên kết hỏng hoặc trang đã bị xóa mà không cập nhật lại. 

Bạn sẽ thường gặp thông báo có nội dung hiển thị như 404 Error, Page cannot be displayed, 404: Not Found, The page cannot be found…

Nguyên nhân

  • Ngoài URL bị nhập sai hoặc liên kết bị gãy, lỗi này còn có thể xảy ra khi cấu trúc permalink (đường dẫn tĩnh) bị thay đổi mà không được cập nhật lại trên website.
  • Do cache trình duyệt hoặc hệ thống CDN chưa được làm mới.

Cách khắc phục lỗi 404

  • Đảm bảo cấu trúc permalink của website nhất quán và kiểm tra các thay đổi gần đây.
  • Xóa cache của trình duyệt và CDN để cập nhật nội dung mới nhất.
  • Sử dụng công cụ redirect 301 để chuyển hướng các URL cũ sang URL mới.
  • Tạo một trang 404 tùy chỉnh để hướng dẫn người dùng quay lại nội dung chính của website. 

Lỗi thường gặp khiến website hoạt động không hiệu quả

Lỗi 403 - Forbidden

Lỗi 403 Forbidden có nghĩa là bạn đã bị từ chối quyền truy cập vào website. Nói cách khác, bạn không được phép xem hoặc sử dụng nội dung đó. Lỗi này có nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng chủ yếu là do hệ thống bảo mật của website. 

Nguyên nhân

  • Quyền truy cập bị hạn chế để xem nội dung đó.
  • Lỗi cấu hình của máy chủ, khiến nó chặn tất cả các yêu cầu truy cập.
  • Địa chỉ IP của người dùng đó đã bị đưa vào danh sách đen. 
  • Tệp .htaccess bị lỗi.

Cách khắc phục lỗi 403

  • Lỗi này phổ biến là do nhập sai địa chỉ URL, do đó kiểm tra lại địa chỉ URL. 
  • Đôi khi lỗi chỉ là tạm thời và làm mới trang có thể giúp giải quyết vấn đề.
  • Xóa bộ nhớ cache và cookie và thử truy cập lại. 

Lỗi thường gặp khiến website hoạt động không hiệu quả

Lỗi 500 - Internal Server Error

Lỗi 500 Internal Server Error là một thông báo từ máy chủ website, cho biết đã xảy ra sự cố bên trong máy chủ và ngăn cản nó đáp ứng yêu cầu của bạn. Nói một cách đơn giản, máy chủ đang gặp vấn đề và không thể hiển thị website cho bạn.

Nguyên nhân 

  • Có lỗi trong mã nguồn của website, khiến máy chủ không thể hiểu và xử lý.
  • Có lỗi trong cơ sở dữ liệu mà website sử dụng.
  • Nếu bạn đang sử dụng WordPress, một plugin hoặc theme nào đó có thể gây xung đột và gây ra lỗi.
  • Máy chủ quá tải, không đủ tài nguyên để xử lý yêu cầu.
  • Tệp .htaccess bị lỗi: Tệp này có thể gây ra lỗi nếu được cấu hình sai.

Cách khắc phục lỗi 500

Lỗi 500 Internal Server Error xuất phát từ phía sever, không liên quan đến máy tính hay kết nối mạng của bạn. Tuy vậy, bạn có thể thử các cách sau đây để khắc phục:

  • Tải lại trang.
  • Xóa bộ nhớ cache và cookie.
  • Kiểm tra và sửa lỗi trong file .htaccess hoặc xóa file này để kiểm tra hoạt động.
  • Đảm bảo kích thước file và thư mục không vượt giới hạn của hosting.
  • Tạm thời vô hiệu hóa plugin và module nếu lỗi liên quan đến chúng. 

Lỗi thường gặp khiến website hoạt động không hiệu quả

Lỗi 504 - Gateway Timeout

Lỗi 504 Gateway Timeout có nghĩa là máy chủ website của bạn không nhận được phản hồi kịp thời từ một máy chủ khác mà nó đang truy cập để xử lý yêu cầu của bạn.

Nói cách khác, có một sự chậm trễ hoặc gián đoạn trong quá trình kết nối giữa các máy chủ, khiến cho website không thể tải được.

Lỗi này hiển thị trong trình duyệt có các dạng như 504 Gateway Time-out Nginx, 504 Error, Gateway Timeout (504), Gateway Time out Error.

Nguyên nhân

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến lỗi 504, bao gồm:

  • Máy chủ quá tải, không thể xử lý hết các yêu cầu.
  • Lỗi kết nối mạng giữa các máy chủ.
  • Có lỗi trong ứng dụng đang chạy trên máy chủ.
  • Cấu hình sever không đúng.

Cách khắc phục lỗi 504

  • Kiểm tra kết nối Internet. 
  • Đợi một lúc rồi thử truy cập lại trang web.
  • Tăng giới hạn thời gian chờ trong cấu hình máy chủ proxy.
  • Tối ưu hóa cơ sở dữ liệu, chẳng hạn bằng cách thêm index hoặc cải thiện cấu trúc bảng.
  • Sử dụng CDN để giảm bớt áp lực cho máy chủ chính.

Lỗi thường gặp khiến website hoạt động không hiệu quả

Lỗi 503 - Service Unavailable

Lỗi 503 Service Unavailable xảy ra khi máy chủ tạm thời không thể xử lý yêu cầu từ người dùng. Tình trạng này thường xuất hiện khi website bị quá tải, đang trong giai đoạn bảo trì hoặc gặp sự cố kỹ thuật.

Hiện tại, lỗi này xuất hiện phổ biến ở trên WordPress. Tìm hiểu nguyên nhân của lỗi này ngay sau đây!

Nguyên nhân

  • Khi quá nhiều người truy cập vào trang web cùng một lúc, máy chủ có thể không đủ khả năng xử lý hết các yêu cầu.
  • Máy chủ đang được bảo trì hoặc nâng cấp. 

Cách khắc phục lỗi 503

Khi gặp lỗi này, bạn chờ một khoảng thời gian rồi thử truy cập lại cho đến khi máy chủ và trang web hoạt động ổn định trở lại. Ngoài ra, bạn cũng có thể thực hiện một vài biện pháp sau đây:

  • Thử truy cập lại website sau một vài phút hoặc sau khi hoạt động bảo trì hoàn tất.
  • Thiết lập giới hạn tài nguyên phù hợp để tránh quá tải.

Lỗi thường gặp khiến website hoạt động không hiệu quả

Tổng kết 

Như vậy là Thiết Kế Web Số đã giúp bạn xác định những nguyên nhân cũng như cách khắc phục những lỗi website thường gặp trong quá trình vận hành. Tổng quát lại, để giải quyết những lỗi trên bạn cần phải kiểm tra kết nối mạng, kiểm tra cấu hình sever và thực hiện những cách tương ứng cho từng lỗi đã đề cập. 

Nếu bạn không tự tin xử lý các vấn đề kỹ thuật, hãy nhờ đến sự trợ giúp của nhà cung cấp để hỗ trợ thêm nhé! Hy vọng bài viết này mang lại trải nghiệm tốt cho bạn.