Header và Footer là hai thành phần không thể thiếu trong một website. Nhờ những nội dung trong hai phần này, mà người dùng dễ nhận biết được các thông tin liên quan đến doanh nghiệp.
Header là gì?
Header là phần trên cùng của mỗi trang web, là nơi người dùng sẽ tiếp xúc ngay khi vừa truy cập vào website.
Header còn được xem như một "lời mời gọi", mang sứ mệnh cung cấp đến người dùng những thông tin quan trọng về các sản phẩm trên nền tảng số của doanh nghiệp.
Trong một website, header được xem là phần có giá trị nhất so với những phần còn lại.
Nhờ có header mà việc điều hướng của người dùng đến những nội dụng khác trong website nhanh chóng được thực hiện.
Footer là gì?
Footer là phần chân trang, thường được đặt ở vị trí cuối mỗi trang web và xuất hiện ở mọi trang con thuộc website đó.
Những thông tin ở phần footer sẽ nhanh chóng điều hướng người dùng trở lại đầu trang mà không cần thao tác quá nhiều.
Tuy footer không phải là một thành phần quan trọng như header, nhưng cũng không thể lược bớt khi thiết kế website.
Những thông tin cần có trong header và footer
Thông tin trong header
Để header có thể thực hiện tốt các chức năng, thì nó cần có những nội dung sau:
- Chứa các thông tin thể hiện được nét riêng trong bộ nhận diện thương hiệu, bao gồm:
- Logo và câu Slogan của công ty.
- Tên thương hiệu.
- Các hình ảnh liên quan đến doanh nghiệp.
- Các đường dẫn đến các danh mục nội dung trong trang web.
- Các trang mạng xã hội mà doanh nghiệp sử dụng.
- Những thông tin liên hệ cơ bản như hotline, email...
- Các sản phẩm và dịch vụ mà doanh nghiệp hiện đang cung cấp.
- Trình chuyển đổi ngôn ngữ khi xây dựng giao diện web đa ngôn ngữ.
- Thanh tìm kiếm.
- Mục đăng ký/đăng nhập.
- Mã QR hay liên kết phục vụ việc tương tác sản phẩm như bản dùng thử hay tải xuống từ các cửa hàng ứng dụng.
Thông tin trong footer
Một số thông tin cần nên có trong phần footer của website như:
- Thông tin liên hệ của doanh nghiệp.
- Địa chỉ công ty.
- Hotline.
- Email.
- Các trang mạng xã hội của doanh nghiệp như Zalo, Facebook...
- Maps hướng dẫn đường đi.
- Phần menu trong website.
- Thông tin bản quyền của website.
- Phần thu thập email nhận tin của khách hàng.
- Thông tin ngắn gọn về doanh nghiệp.