Bạn đã từng nghe qua cụm từ "đường dẫn URL" nhưng vẫn chưa thật sự hiểu rõ nó là gì? Hãy cùng tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây nhé!
Đường dẫn URL là gì?
URL (Uniform Resource Locator) là địa chỉ hay đường dẫn có mục đích tham chiếu đến các trang tài nguyên trên thị trường Internet.Mọi tài nguyên hoạt động dựa trên nền tảng Internet đều có riêng cho mình một đường dẫn URL.
Những đường dẫn URL thường hiển thị dưới dạng đoạn text có thể đọc được. Đây là hình thức thay thế cho địa chỉ IP mà máy tính dùng để kết nối với server.
Nhờ có đường dẫn URL mà các website có khả năng liên kết với nhau khá nhanh nhạy.
Đường dẫn URL có cấu trúc như thế nào?
Một đường dẫn URL thông thường sẽ có cấu trúc mà chúng ta vẫn hay thấy dưới dạng như sau:
- Phần giao thức: Thường có dạng http, https...
- Phần world wide web (www): Không yêu cầu buộc phải có.
- Phần tên miền.
- Cổng giao tiếp (Port): 443,2222,2082...
Ví dụ của một tên miền chứa đầy đủ đường dẫn URL: https://thietkewebso.com/ten-mien/dang-ky-ten-mien/
Hầu như các đường dẫn URL đều sẽ có hai phần chính là Scheme (giao thức kết nối) và Authority (nhà cung cấp).
Scheme
Đây là phần mở đầu trong URL, tính từ vị trí chữ đầu tiên đến trước dấu ":". Nó còn được ví như "người đại diện" trực tiếp kết nối và làm việc với server.
Scheme sẽ quyết định mọi cách thức truyền tải dữ liệu giữa server với trình duyệt.
Các hình thức hiển thị của Scheme mà chúng ta vẫn thường hay thấy là http, https, ftp...
Authority
Những phần còn lại sau dấu ":" trong đường dẫn URL đều được gọi là Authority.
Authority bao gồm nhiều thành phần khác nhau và được gọi chung là hostname.
Trong hostname lại được chia thành 02 nhóm nhỏ, đó chính là:
- Subdomain (tên miền phụ).
- Top level domain (tên miền cấp cao nhất).
Phân loại đường dẫn URL
Đường dẫn URL thường có hai dạng phổ biến. Hãy cùng Thiết Kế Web Số tìm hiểu thông qua nội dung dưới đây:
Đường dẫn URL tĩnh (.html)
Đây là loại URL không thể thay đổi được.
Nhờ có loại URL này mà website có thể đạt được những thứ hạng cao trong công cụ tìm kiếm, phổ biến nhất hiện nay vẫn là Google.
Ngoài ra, các trang có URL tĩnh sẽ được INDEX nhanh hơn so với dạng động, giúp mọi người dùng dễ dàng hiểu được ý nghĩa của website đó.
Một website có URL rõ ràng cũng như phù hợp với tiêu đề và mô tả sẽ khiến cho tỷ lệ nhấp chuột của người dùng gia tăng đáng kể.
Đường dẫn URL động (/id=...)
Nghe cái tên thôi, hẳn bạn cũng đã biết được nguyên lý hoạt động của loại URL này.
Đây là dạng URL có thể chỉnh sửa và thay đổi được trong quá trình sử dụng.
Loại URL này thường được sử dụng cho những diễn đàn hay website thiết kế mã nguồn mở.
Đối với những người không phải dân trong nghề, thì URL động có cấu trúc khá giống nhau nên rất khó phân biệt và quan trọng hơn hết là nó không mấy thân thiện cho các công cụ tìm kiếm.
Lợi ích của việc tối ưu hóa đường dẫn URL
Việc tối ưu hóa đường dẫn URL sẽ mang lại cho website của bạn những lợi ích vô cùng nổi trội như sau:
- Góp phần làm tăng thứ hạng trên SERPs.
- Gia tăng tỷ lệ nhấp chuột của người truy cập vào website nhiều hơn.
- Gia tăng nguồn doanh thu một cách đáng kể cho hoạt động của website.
- Giúp khách hàng dễ dàng ghi nhớ và có thể nhập thẳng URL trong những lần truy cập tiếp theo mà không cần phải mất quá nhiều thời gian để tìm kiếm.
- Hỗ trợ tốt cho quá trình xây dựng backlink.
- Giúp website xây dựng được hệ thống từ khóa đa dạng hơn.
Đường dẫn URL đã được tối ưu là như thế nào?
Đường dẫn URL thường dùng để miêu tả site hay page cho một website đang hoạt động trên nền tảng Internet.
Một đường dẫn URL tối ưu thường phải đáp ứng được những tiêu chí sau đây:
- Dẫn người truy cập đến đúng địa chỉ của website.
- URL được xây dựng gọn gắng, nội dung hấp dẫn và có khả năng thu hút người dùng.
- Không chứa những ký tự đặc biệt và từ có dấu.
- URL phải có tính miêu tả, giúp người dùng dễ dàng nhận diện được đặc điểm của website.
- Có chèn thêm keyword giúp tăng lượng traffic cho website, hỗ trợ việc nâng cao thứ hạng của trang trên công cụ tìm kiếm Google.
- Tạo được khả năng liên kết giữa các trang trong cùng một website.
- Có khả năng định vị được địa chỉ giữa các website đang hoạt động trên nền tảng Internet.