Thiết kế website bằng mã nguồn mở chắc hẳn đã là một việc không mấy xa lạ đối với nhiều người, nhưng liệu đây có phải là một phương pháp thiết kế tối ưu, cùng theo dõi bài viết để tìm hiểu nhé!
Tìm hiểu về mã nguồn mở
Mã nguồn mở hay Open Source là những phần mềm được công khai các đoạn mã code được sử dụng trong quá trình xây dựng và phát triển chương trình.
Mã nguồn mở cho phép mọi người có thể thoải mái truy cập vào và thực hiện các công việc như chỉnh sửa, nâng cấp hay thậm chí là tải chúng về để phục vụ cho các mục đích cá nhân của mình.
Sứ mệnh của bộ mã nguồn mở này là giúp các lập trình viên có thể chia sẻ và học hỏi những kinh nghiệm làm việc với cộng đồng, từ đó cải thiện hơn chất lượng làm việc và trau dồi thêm những kiến thức mình còn thiếu sót.
Mã nguồn mở thường được ứng dụng phổ biến trong thiết kế website cá nhân hay một số đơn vị hoạt động trong mảng thiết kế website trên thị trường hiện nay.
Nhờ có sự hỗ trợ của mã nguồn mở nên công việc thiết kế web của các Dev trở nên thuận tiện và rút ngắn thời gian hoàn thiện đáng kể, mà vẫn có được một sản phẩm chất lượng đúng theo mong muốn.
Một sản phẩm website được tạo ra bằng mã nguồn mở hay bất kỳ phương pháp nào thì cũng cần thường xuyên thực hiện việc bảo trì và nâng cấp, nhằm đảm bảo cho quá trình vận hành luôn ổn định và mang đến cho người dùng những trải nghiệm tuyệt vời.
Có nên thiết kế website mã nguồn mở?
Rất khó để có thể đưa ra câu trả lời chính xác cho câu hỏi "Có nên thiết kế website mã nguồn mở?". Bởi việc này còn phụ thuộc rất nhiều vào mục đích sử dụng và điều kiện ngân sách của bạn nữa.
Thiết Kế Web Số chỉ có thể đưa ra một vài lợi ích trong việc thiết kế website bằng mã nguồn mở, còn việc lựa chọn hay không tùy thuộc vào nhu cầu của bạn.
Khi thiết kế website mã nguồn mở, bạn sẽ nhận được những lợi ích sau:
- Website xây dựng bằng mã nguồn mở sẽ sở hữu bộ quản trị đơn giản, dễ dàng điều khiển chỉ với một vài thao tác với con trỏ chuột, phù hợp với cả những người không quá rành về công nghệ.
- Chỉ cần bộ mã nguồn mở nó mà bạn có thể thoải mái sáng tạo ra nhiều chương trình hay phần mềm khác nhau, phục vụ tốt hơn cho cuộc sống của con người.
- Có khả năng bảo mật cao hơn so với một số phần mềm độc quyền khác đang được sử dụng trên thị trường.
- Hoạt động ổn định, góp mặt trong nhiều dự án quan trọng và mang tính lâu dài trong một số doanh nghiệp lớn hiện nay.
- Chi phí thực hiện một website mã nguồn mở rẻ hơn so với khi triển khai các phương pháp khác.
- Sở hữu cộng đồng hỗ trợ rộng lớn, mọi thông tin liên quan đến mã nguồn mở đều được chia sẻ rộng rãi và phổ biến trên các trang mạng và diễn đàn chuyên ngành.
- Trong quá trình sử dụng, nếu website gặp bất kỳ sự cố nào cũng sẽ nhanh chóng được hỗ trợ và khắc phục.
- Đa phần các website mã nguồn mở đều được thiết kế tích hợp sẵn các giao diện thiết kế và công cụ tối ưu SEO.
- Thời gian thực hiện một website mã nguồn mở nhanh chóng, nhưng vẫn đảm bảo về mặt chất lượng khi hoàn thiện.
- Khả năng sử dụng linh hoạt, có khả năng tương thích cao trên mọi thiết bị và hệ điều hành người dùng hiện nay.
Một số mã nguồn mở thường được ứng dụng vào việc thiết kế website
Trên thị trường hiện nay, các nhà lập trình thiết kế website thường sử dụng các loại mã nguồn mở phổ biến sau:
- Joomla: Được đánh giá là có cấu hình mạnh, tương thích cao, hỗ trợ hiệu quả trong việc phát triển nhiều chức năng cho website. Đặc biệt, hệ thống còn hỗ trợ tối ưu hóa SEO hiệu quả.
- WordPress: Đây là một mã nguồn mở khá nổi tiếng, được nhiều các doanh nghiệp lựa chọn sử dụng hiện nay.
- Drupal: Xây dựng với sự hỗ trợ của nhiều loại database như PostgreSQL, Microsoft SQL Server, SQLite...
- Magento: Phục vụ cho những website thương mại điện tử trong việc xây dựng các chức năng phù hợp như thanh toán, giỏ hàng... Được phát triển dựa trên nền tảng Zend Framework vào năm 2008.
- B2evolution: Xây dựng dựa trên nền tảng của PHP và MySQL, hỗ trợ chủ yếu cho Blog, Admin và User chỉ với một lần cài đặt duy nhất.
- OpenCart: Mã nguồn này phù hợp trong việc thiết kế những website hoạt động trong lĩnh vực thương mại điện tử, sử dụng chủ yếu bằng ngôn ngữ lập trình PHP.
- CMS Made Simple: Chính thức phát hành vào năm 2009, mang đến cho người dùng một phương pháp phát triển và tùy chỉnh website thật đơn giản, mà không cần phải đối diện với những dòng lệnh phức tạp.