Các bản ghi CNAME có khả năng cho phép một server sở hữu nhiều tên khác nhau. Vậy thực chất CNAME là gì, hãy cùng tìm hiểu với Thiết Kế Web Số nhé!
CNAME là gì?
CNAME - Canonial Name Record, là một bản ghi tên quy chuẩn hay còn được biết đến với một cái tên khác đó là bản ghi bí danh cho bất kỳ một domain name nào đang hoạt động.
Loại bản ghi này nằm trong tài nguyên của DNS, cho phép một web server chứ sống lượng CNAME không giới hạn, nhưng quan trọng mỗi CNAME phải đại diện cho một bí danh duy nhất của website.
Nhờ đó, các máy chủ như máy chủ web hay máy chủ FTP có thể chạy trên Port khác nhau từ một địa chỉ IP duy nhất.
Trong trường hợp nhiều bản ghi có sự thay đổi về địa chỉ IP vật lý, thì mọi bản ghi trong CNAME đều sẽ được cập nhật khi hoàn tất việc thay đổi địa chỉ đối với bản ghi A. Việc này được xem là một lợi ích quan trọng khiến nhiều người lựa chọn sử dụng CNAME.
Những lưu ý khi sử dụng CNAME
Trog quá trình sử dụng CNAME, người dùng cần lưu ý đến một số hạn chế còn tồn tại như:
- Bản ghi CNAME phải luôn trỏ đến một tên miền khác và không bao giờ trực tiếp đến một địa chỉ IP.
- Bản ghi CNAME không được phép tồn tại với bản ghi khác cùng tên. Điều này có nghĩa là, trong cùng một website không thể có cả bản ghi CNAME lẫn TXT.
- CNAME không được đặt ở root domain, bởi đây là DNS Start Of Authority phải được trỏ đến một địa chỉ IP.
- Tên server trong bản ghi CNAME bắt buộc phải là duy nhất, không thuộc loại khác như MX, A... ngoại trừ bản ghi DNSSEC như RRSIG và NSEC.
- Mặc dù, bản ghi CNAME có thể trỏ đến các bản ghi CNAME khác, nhưng việc này lại chẳng mang lại hiệu quả gì.
- Các bản ghi MX và NS không bao giờ được trỏ đến CNAME.
- Doamain dùng cho Email có thể không có bản ghi CNAME.
Ứng dụng của CNAME
CNAME thường được dùng trong các công việc như:
- Hỗ trợ quá trình liên kết giữa domain, hosting, source cùng một số yếu tố khác, giúp Admin dễ dàng thực hiện việc khai báo trang web trên Internet.
- Giúp quá trình đồng bộ, chuyển từ các dữ liệu cũ sang mới được diễn ra thuận lợi. Ngoài ra, còn khiến quá trình thiết lập các bản ghi sẵn có trở nên dễ dàng hơn.
- Xác thực các dịch vụ do Google cung cấp như domain hay các ứng dụng...
- Giúp việc tạo mới các bản ghi, thay đổi điều chỉnh domain gốc, đặt lại TTL nhanh chóng được thực hiện. Tùy ý tạo ra các Subdomain theo nhu cầu sử dụng.
- Cung cấp tên máy chủ riêng cho các dịch vụ mạng cụ thể.
- Có thể đăng ký cùng một tên miền ở một số quốc gia và trỏ nó về tên miền chính ".com".
- Trỏ từ một số trang web phụ thuộc sở hữu của cùng một tổ chức đến một trang web chính.
Cách tạo bản ghi CNAME
Nếu bạn đang muốn tạo cho mình một bản ghi CNAME để hỗ trợ các công việc của mình, thì có thể tham khảo qua cách tạo loại bản ghi này nhé!
Cách tạo cũng vô cùng đơn giản, chỉ với vài bước sau:
- Bước 1: Đăng nhập vào bảng điều khiển One.com.
- Bước 2: Nhấp chọn DNS Settings.
- Bước 3: Tiếp đến vào DNS Records.
- Bước 4: Trong Create New Record click chọn CNAME.
- Bước 5: Điền đầy đủ các thông tin như:
- Subdomain bắt buộc sẽ trở thành Bản ghi, ví dụ như www.
- Tên miền mà bạn muốn tạo Bản ghi (không được phép là địa chỉ IP).
- Tùy chọn nhập TTL hoặc để trống, lúc này hệ thống sẽ tự mặc định 3600 giây.
- Bước 6: Click vào Create Record để lưu cài đặt của mình.