Tối ưu hóa website là một công việc vô cùng cần thiết và quan trọng. Quá trình này đem lại rất nhiều lợi ích cho doanh nghiệp, đặc biệt đối với những chủ thể đang hoạt động trong lĩnh vực cung cấp sản phẩm - dịch vụ.
Tối ưu hóa website là gì?
Tối ưu hóa website được xem là một quá trình nâng cấp và sửa chữa những thiếu sót còn tồn tại, sao cho phù hợp hơn với yêu cầu mà Google đã đề ra.
Mục đích chính của công việc này là tối ưu hóa tất cả hoạt động trên website, giúp nó nhanh chóng đạt được thứ hạng cao trong bảng xếp hạng kết quả tìm kiếm của các công cụ tương tự như Google.
Đồng thời, gia tăng những trải nghiệm người dùng khi truy cập vào website và hỗ trợ cho quá trình SEO đạt hiệu quả tốt nhất.
Vì sao nên tối ưu hóa website?
- Giúp doanh nghiệp nhanh chóng xây dựng và đưa thương hiệu của mình đến một vị trí nhất định trên thị trường kinh doanh đầy "khốc liệt" như hiện nay.
- Gia tăng lưu lượng truy cập vào website một cách đáng kể.
- Hỗ trợ tối ưu cho quá trình SEO website mà không cần phải tốn nhiều chi phí quảng cáo.
- Nhanh chóng tiếp cận đúng nhóm đối tượng khách hàng tiềm năng mà doanh nghiệp đang muốn hướng tới.
- Gia tăng sự uy tín và thể hiện được nét chuyên nghiệp trong phong cách làm việc của mình với khách hàng.
- Gia tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp so với những "đối thủ" khác hiện đang hoạt động trong cùng lĩnh vực.
- Mang đến cho người dùng những trải nghiệm tuyệt vời trong mỗi lần truy cập vào website.
Những phương pháp tối ưu hóa website hiệu quả
Muốn tiến hành tối ưu hóa website hiệu quả, bạn cần phải thực hiện nhiều phương pháp tổng hợp khác nhau để nâng cao chất lượng và mang đến cho người dùng những trải nghiệm tuyệt vời.
Sau đây là một số phương pháp thường sử dụng để tối ưu hóa website rất được mọi người quan tâm.
Tối ưu hóa tốc độ truy cập
Tốc độ truy cập hay còn được hiểu một cách đơn giản hơn là khoảng thời gian load trang của một website bất kỳ nào đó.
Khoảng thời gian này được tính từ lúc người dùng thực hiện yêu cầu truy cập vào một website.
Hiện nay, lượng website đang hoạt động trên nền tảng Internet là vô cùng đông, mang đến cho người dùng đa dạng sự lựa chọn trong quá trình tìm kiếm thông tin.
Chính vì thế, nếu website của bạn có tốc độ load chậm thì người dùng sẽ ngay lập tức rời đi và từ bỏ bạn để chuyển qua một "đối thủ" khác.
Để gia tăng tỷ lệ click chuột cũng như giảm thiểu tình trạng thoát trang, việc tối ưu hóa tốc độ truy cập đối với một website là điều vô cùng cần thiết.
Đây còn được xem là tiêu chí quan trọng hàng đầu mà bạn nên quan tâm trước tiên.
Muốn website đạt được tốc độ load trang nhanh chóng, bạn có thể tham khảo những hoạt động tối ưu hóa như:
- Cần lựa chọn sử dụng domain và hosting chất lượng cho website.
- Tránh sử dụng quá nhiều widget và plugin khiến cho tốc độ load trang bị chậm.
- Hạn chế việc thiết kế website với quá nhiều chức năng nặng nề.
- Tối giản website thông qua việc lược bỏ những dịch vụ bên ngoài.
- Lựa chọn những hình ảnh và video có kích thước phù hợp, góp phần giảm tải lưu lượng trong quá trình load trang.
- Hạn chế việc chuyển hướng website từ một URL khác. Việc này sẽ vô tình tạo ra thêm một chu kỳ phản hồi HTML, khiến thời gian load trang bị kéo dài lâu hơn.
- Lược bỏ bớt các tài nguyên JavaScript, HTML và CSS dư thừa làm chậm tốc độ load trang.
Tối ưu hóa giao diện
- Không nên thiết kế giao diện quá cầu kỳ. Chỉ cần đảm bảo yếu tố thân thiện với người dùng, mang lại sự độc đáo, mới lạ và đặc biệt là phải phù hợp với nội dung của website.
- Sự kết hợp giữa gam màu và hình ảnh phải tạo được nét hài hòa, mang đến cho người dùng ấn tượng mạnh mẽ ngay từ những lần đầu tiên truy cập.
- Giao diện phải có khả năng truyền tải được thông điệp, nội dung liên quan đến sản phẩm - dịch vụ và mục tiêu mà đơn vị mong muốn khách hàng nhìn thấy... một cách hiệu quả.
- Bố cục cần được trình bày rõ ràng, logic và hợp lý.
- Bố trí thanh công cụ và mục lục ở phần trung tâm sẽ khiến cho quá trình tìm kiếm thông tin của người dùng trở nên thuận tiện, nhanh chóng hơn.
Tối ưu hóa sitemap
Việc tối ưu hóa sitemap sẽ mang đến cho người dùng những trải nghiệm vô cùng tuyệt vời. Đồng thời, góp phần nâng cao tính năng thân thiện của website trên mọi công cụ tìm kiếm.
Một số phương pháp tối ưu sitemap bạn có thể tham khảo:
- Sử dụng plugin kết hợp cùng công cụ tạo sitemap tự động.
- Đối với các website lớn, nên tạo XML sitemap và sử dụng nguồn cấp dữ liệu RSS/ATOM.
- Đưa sitemap lên Google, giúp gia tăng mức độ thân thiện của website với các công cụ tìm kiếm.
- Tạo sitemap cho những trang có nội dung chất lượng, hình ảnh tối ưu và được người dùng đánh giá cao...
- Cần cô lập những trang làm ảnh hưởng xấu đến quá trình vận hành của website.
Tối ưu hóa sản phẩm - dịch vụ
Quá trình này bao gồm cả việc tối ưu hình ảnh và mô tả chi tiết sản phẩm được đăng tải trên website, giúp cho việc tìm kiếm các thông tin liên quan của người tiêu dùng trở nên dễ dàng hơn.
Những hình ảnh mô tả khi tải lên website cần phải thể hiện được sự chân thật dưới nhiều góc độ khác nhau, góp phần mang đến cho khách hàng một cái nhìn tổng quát hơn về sản phẩm - dịch vụ mà bạn đang cung cấp.
Đối với các thông tin, cần phải được thể hiện một cách rõ ràng và chính xác về nguồn gốc xuất xứ, đặc điểm, công dụng chính, ý kiến nhận xét của người đã từng sử dụng sản phẩm - dịch vụ...
Điều này giúp mang lại sự tin cậy cho những khách hàng lần đầu biết về bạn. Đồng thời, thúc đẩy hành vi mua bán nhanh chóng diễn ra.