Các cuộc tấn công DDOS đang dần trở thành mối đe dọa chính trong vấn đề bảo mật Internet hiện nay. Hãy cùng Thiết Kế Web Số tìm hiểu rõ hơn thông qua bài viết sau đây nhé!
DDOS là gì?
DDOS là viết tắt của cụm từ "Distributed Denial of Service", mang ý nghĩa là từ chối dịch vụ phân tán.
Trong đó, nó phá hủy lưu lượng truy cập bình thường của máy chủ và dịch vụ đã bị nhắm đến, bằng cách áp đảo mục tiêu hoặc cơ sở hạ tầng bao quanh Internet.
Thông thường, DDOS sẽ đạt được hiệu quả nhờ vào việc sử dụng hệ thống máy tính bị nhiễu để xây dựng thành nguồn lưu lượng tấn công.
Một số loại tấn công DDOS phổ biến
Mặc dù các cuộc tấn công DDOS thường đơn giản và ít phức tạp, nhưng hình thức hoạt động này đang ngày càng trở nên tinh vi và mạnh mẽ hơn. Hiện nay, bạn cần chú ý đến những loại phổ biến sau:
- Volume-based attacks: Đây là hình thức sử dụng lưu lượng truy cập cao nhằm gây ra tình trạng ngập băng thông mạng.
- Protocol attacks: Chủ yếu nhắm vào việc khai thác nguồn tài nguyên máy chủ.
- Application attacks: Chủ yếu nhắm đến các ứng dụng web, gây ảnh hưởng vô cùng nghiêm trọng.
Làm gì khi bị tấn công DDOS?
Sau đây, Thiết Kế Web Số sẽ cung cấp đến bạn những phương pháp giải quyết khi bị tấn công DDOS:
- Liên hệ với nhà cung cấp Internet: Trong mọi tình huống thuộc về mạng, thì địa chỉ có thể giải quyết chúng chính là nhà cung cấp dịch vụ Internet. Bởi vì, họ sở hữu kỹ thuật viễn thông chuyên môn cao, cùng khả năng phân tích và xử lý vấn đề một cách hiệu quả.
- Liên hệ với nhà cung cấp host: Đây là đơn vị quản lý quá trình vận hành máy chủ. Khi thiết bị gặp sự cố, họ sẽ tạo ra "black hole" để hút một lượng lớn traffic cho đến khi nó tự động dừng lại.
- Liên hệ với chuyên gia: Nếu website bị tấn công ở mức độ cực kỳ nghiêm trọng mà các phương pháp trên không thể giải quyết được vấn đề, thì hãy nhờ đến sự giúp đỡ của những người sở hữu kiến thức chuyên sâu về DDOS.