Tên miền là một trong những phần không thể thiếu đối với một website. Tuy nhiên, bạn đã thật sự hiểu hết về chức năng của nó hay chưa? Hãy cùng tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây nhé!
Tên miền là gì?
Tên miền (Domain) là địa chỉ website mà mọi người vẫn thường hay sử dụng để nhập vào thanh URL.
Thông qua tên miền, người dùng có thể nhanh chóng tìm ra được chính xác một trang web nào đó.
Mục đích chính mà tên miền "ra đời" là dùng để thay thế cho địa chỉ IP với dãy số dài và khó nhớ.
Tên miền bao gồm hai thành phần chính:
- Tên: Hiển thị dưới dạng những chữ cái từ a đến z, có thể kết hợp với số (0 - 9) và dấu gạch ngang "-", tổng ký tự phải nhỏ hơn 255.
- Đuôi (phần mở rộng của tên miền): Được tính từ dấu chấm "." và bao gồm cả những phần phía sau mà nó đề cập đến.
Tên miền dùng làm gì?
Sử dụng như một địa chỉ IP duy nhất
Khi đặt tên miền cho website, các doanh nghiệp thường sẽ lựa chọn yếu tố liên quan đến lĩnh vực hoạt động của mình cho dễ nhớ.
Ví dụ như website của Thiết Kế Web Số sẽ là "thietkewebso.com".
Muốn biết thông tin về doanh nghiệp bất kỳ nào đó, người dùng chỉ cần lên mạng Internet và gõ tên đơn vị mình đang tìm kiếm. Ngay lập tức, website của họ sẽ hiện ra theo đúng với yêu cầu.
Cho phép sở hữu một địa chỉ email thường trực
Với quy chế này, đa phần những doanh nghiệp hiện nay sẽ cấp cho nhân viên của mình một địa chỉ email làm việc thống nhất.
Lúc này, email của bạn sẽ có dạng "username@tenmien.com".
Trong quá trình làm việc, mọi thư từ liên quan đều được gửi trực tiếp vào địa chỉ email này bởi người cung cấp dịch vụ Internet cho bạn.
Bạn hoàn toàn có thể thay đổi người cung cấp dịch vụ tên miền, nhưng vẫn giữ được nguyên vẹn địa chỉ email của mình.
Mang tính thông dụng
Nói về tên miền chung, tuy nó không có sự liên quan trực tiếp đến tên hay thương hiệu của đơn vị bạn, nhưng lại mang nghĩa vụ xác định cả một loại hình kinh doanh.
Những doanh nghiệp sử dụng tên miền chung sẽ có được hiệu quả cao hơn trong việc xây dựng và quảng bá "tên tuổi" của mình.
Tên miền càng chung thì tỷ lệ thành công và được nhiều người biết đến cũng cao hơn rất nhiều.
Các loại tên miền phổ biến
TLD (tên miền cấp cao)
TLD là những chữ cái đầu tiên của cụm từ "Top Level Domain" ghép lại - tên miền cấp cao nhất.
Nó được biết đến như là phần mở rộng sau dấu chấm cuối cùng trong một tên miền.
TLD định vị nó ở vị trí cao nhất trong hệ thống phân cấp DNS trên Internet.
Hiện nay, có hàng trăm TLD thiết lập sẵn trên website, chúng được phát triển và update liên tục bởi cơ quan quản lý số ấn định tại Internet - IANA.
Theo IANA, TLD được chia thành 04 loại chính, dựa trên mục đích và vị trí như sau:
- gTLDs (generic Top Level Domain): Được biết như một tên miền cấp cao chung, vô cùng quan trọng và không phụ thuộc vào mã vùng quốc gia, bao gồm ".com"/".net"/".org"...
- ccTLD (country code Top Level Domain): Điển hình như ".vn" dành cho Việt Nam, ".in" với Ấn Độ và ".es" là Tây Ban Nha.
- sTLDs (tên miền cao cấp nhất được tài trợ): Loại tên miền này khá hạn chế và chỉ được sử dụng bởi một số nhóm/tổ chức nhất định. Ví dụ như ".gov" dành cho website chính phủ, ".edu" thiên về lĩnh vực giáo dục...
- Infrastructure Top Level Domain (tên miền hạ tầng): Dạng tên miền này chỉ có duy nhất một loại là ".arpa" - đại diện cho vùng tham số địa chỉ và định tuyến (APRA). Mục đích chính dùng để giải quyết những vấn đề liên quan đến cơ sở hạ tầng Internet, dành riêng ICANN.
Subdomain (tên miền thứ cấp)
Đa phần tên miền thứ cấp thường sẽ được các webmaster sử dụng với mục đích tạo ra nhiều website chạy dịch vụ phụ.
Người quản trị nội dung cho website đó sẽ thực hiện quá trình trỏ subdomain tới một server khác và đảm bảo nó luôn vận hành ổn định như một trang bình thường.
Điều này sẽ mang lại hiệu quả rất cao khi bạn muốn thực hiện một chiến dịch quảng cáo và xây dựng nội dung hoàn toàn khác biệt so với website chính.
Bạn cũng có thể sử dụng subdomain khi xây dựng landing page và không muốn lượng traffic đổ về tính vào tên miền chính.