Địa chỉ IP là một thành phần quan trọng trong hoạt động của một hệ thống máy tính đang hoạt động trên thị trường Internet. Hiện nó đang được sử dụng với hai dạng chính, là IP Public và Private.
Địa chỉ IP (Internet Protocol) được sử dụng nhằm mục đích nhận diện các máy tính, thiết bị hiện đang hoạt động trong cùng một mạng.
Nếu bạn đang sử dụng một Server phục vụ cho hoạt động của một phần mềm vừa hoàn thiện và muốn nó luôn hoạt động tốt, chắc chắn bạn phải cần đến sự hỗ trợ của địa chỉ IP.
Trên thị trường hiện nay, địa chỉ IP đang được sử dụng với hai loại chính, đó là:
Địa chỉ IP Public là gì?
IP Public - một loại địa chỉ mà thông qua đó thiết bị của bạn có khả năng tự nhận dạng trên Internet, mỗi khi bạn truy cập vào các website, ứng dụng trực tuyến của các dịch vụ đòi hỏi có kết nối Internet.
Địa chỉ IP này thường được cung cấp bởi ISP (Internet Service Provider) - Nhà cung cấp dịch vụ Internet của bạn, nó có thể được thiết lập trên bộ định tuyến hay modem hỗ trợ việc kết nối Internet cùng nhiều thiết bị trong mạng cục bộ.
IP Public hiện đang hoạt động với hai dạng chủ yếu:
- IP tĩnh: Là một địa chỉ không thay đổi ngay cả khi bạn ngắt kết nối, sau đó kết nối lại vào Internet. Thường được dùng cho các dịch vụ trên Internet như Hosting.
- IP động: Là một địa chỉ luôn thay đổi trong mỗi lần bạn ngắt kết nối và kết nối lại vào Internet.
Địa chỉ IP Private là gì?
IP Private là những địa chỉ được cấp phát bởi InterNIC, phục vụ cho các doanh nghiệp hay tổ chức có thể tạo ra một mạng cục bộ riêng.
Chúng thường được cấu tạo bởi 3 dãy IP ở class A, class B và class C đã được IANA (Internet Assigned Numbers Authority) - Tổ chức cấp phát số hiệu trên Internet, hỗ trợ riêng cho việc đánh địa chỉ IP Private.
Mục đích hoạt động của loại địa chỉ này là dùng để phân biệt các máy tính và thiết bị trong một mạng riêng, bao gồm mạng gia đình, trường học hoặc các tổ chức, công ty, bussiness LANs trong các sân bay, khách sạn. Hỗ trợ hiệu quả hơn trong việc giao tiếp giữa các thiết bị trong mạng.
Địa chỉ IP Private thường có các dạng nằm một trong ba dãy sau:
- 10.0.0.0 - 10.255.255.255: Bao gồm 16.777.216 địa chỉ.
- 172.16.0.0 - 172.31.255.255: Tổng cộng 1.048.576 địa chỉ.
- 192.168.0.0 - 192.168.255.255: Gồm 65.536 địa chỉ.
Đặc biệt, với những người dùng Internet thông qua kết nối DSL/ADSL sẽ được hỗ trợ sử dụng cả hai loại địa chỉ, là IP Public và IP Private.
Sự khác nhau giữa địa chỉ IP Public và Private
IP Public | IP Private | |
Hoạt động | Hệ thống mạng toàn cầu. | Mạng cục bộ. |
Lắp đặt | Mất khoản chi phí nhất định. | Có sẵn và được cung cấp miễn phí. |
Hiển thị | Nhận biết địa chỉ IP Public thông qua việc truy cập vào "what is my ip" trên Google. | Có thể tìm địa chỉ IP Private qua việc nhập "ipconfig" vào Command Prompt. |
Mục đích hoạt động | Phục vụ quá trình giao tiếp giữa các thiết bị bên ngoài mạng. | Hỗ trợ việc giao tiếp giữa các thiết bị trong cùng một mạng. |
Quy tắc | Các địa chỉ IP Public có thể hoạt động khác nhau theo một quy luật đồng nhất hay không đồng nhất. | Các địa chỉ IP này sẽ được kết nối khác nhau trong mạng, nhưng vẫn phải tuân thủ theo một quy luật thống nhất. |
Hỗ trợ | Kiểm soát bởi ISP. | Hỗ trợ hiệu quả cho quá trình load hệ điều hành mạng. |
Phục vụ | Cho phép sử dụng để truy cập vào các dịch vụ trên Internet. | Hoạt động trong phạm vi của mạng LAN. |
Phạm vi | Trừ một số địa chỉ nằm trong IP Private, phần còn lại sẽ là IP Public. |
|