SEO Onsite là gì?

Website

Với mỗi website hoạt động trên thị trường đều cần phải thực hiện SEO Onsite, nhưng việc thay đổi tùy thuộc vào mục đích của web, vào đặc điểm kinh doanh, vào sản phẩm - dịch vụ doanh nghiệp. Vậy SEO Onsite là công việc như thế nào?

SEO Onsite là gì?

SEO Onsite là gì?

SEO Onsite là một công việc thường được thực hiện trên hầu hết các website đang hoạt động trên thị trường Internet, nhằm giúp nó luôn vận hành ổn định và mang đến cho người dùng những trải nghiệm tuyệt vời.

Mục đích cuối cùng của SEO Onsite chính là nâng cao tổng thể giá trị nội dung và tối ưu hóa trang web.

Ngoài ra, SEO Onsite cũng hỗ trợ điều chỉnh các yếu tố có trong website, nhằm giúp các công cụ tìm kiếm nhanh chóng thu thập được những thông tin cần thiết, hiểu được nội dung và cấu trúc của trang. 

Một khi website đã được triển khai tốt hoạt động SEO Onsite, sẽ giúp công cụ tìm kiếm thu thập được nhiều thông tin cần thiết, từ đó đưa website của bạn nhanh chóng được INDEX, có được thứ hạng cao trên SERPs và nhận được sự tin tưởng từ đông đảo người dùng.

SEO Onsite là gì?

Khi SEO Onsite cần thực hiện những việc gì?

SEO Onsite là toàn bộ những công việc liên quan đến hoạt động của website. Thế nên, khi lựa chọn thực hiện hình thức này cho trang web của mình, muốn đạt được hiệu quả nhất định bạn cần chú trọng đến các công việc sau: 

  • Xây dựng và cập nhật sitemap cho website: Đây được xem là một công việc vô cùng quan trọng, mà bạn cần ưu tiên thực hiện. Bởi khi xây dựng sitemap sẽ giúp bot của Google nhanh chóng tìm kiếm và lưu trữ dữ liệu quan trọng trong trang web.
  • Tạo và cập nhật file robot.txt: Hỗ trợ kiểm soát thông tin nào nên được Google update, thông tin nào không nên để Google truy cập từ trang web của bạn.
  • Cài đặt Google Analytics cùng công cụ tìm kiếm Search Console: Hỗ trợ các SEOer cập nhật kịp thời hoạt động của website, từ đó xây dựng được chiến lược SEO phù hợp để gia tăng hiệu suất trang.
  • Thiết lập Google Webmasster Tool: Hỗ trợ theo dõi các yếu tố bất thường, lỗi website, các thông báo quan trọng từ Google để bạn kịp thời khắc phục.
  • Cài đặt Google Business: Cập nhật nhanh chóng những thông tin quan trọng của doanh nghiệp lên Google (bao gồm cả Google Map), để người dùng tiện theo dõi hoặc tìm kiếm.
  • Check và loại bỏ một số liên kết ngoài (External link): Việc loại bỏ các liên kết ngoài kém chất lượng sẽ giúp website của bạn không vì thế mà giảm chất lượng theo.
  • Tối ưu URL: Đáp ứng những điều khoản mà Google đã đưa ra, áp dụng cho toàn trang.
  • Chuyển hướng Domain: Đây cũng là một công việc vô cùng quan trọng trong SEO Onsite, bởi nó giúp Google nhanh chóng nhận dạng được sự độc nhất của trang web.
  • Tối ưu Title: Nội dung trong phần này không nên có hơn 70 ký tự, đặc biệt phải chứa từ khóa và tổng quan được nội dung trong bài viết.
  • Tối ưu Meta Description: Phần này luôn phải chứa keyword, cùng độ dài không quá 160 ký tự.
  • Tối ưu các thẻ Heading: Việc này sẽ giúp người dùng, cũng như Google nhanh chóng nhận diện được nội dung tổng quát.
  • Tối ưu hình ảnh: Đáp ứng đúng theo các tiêu chuẩn mà Google đã đưa ra, cụ thể như sau:
    • Kích thước slide hình ảnh ở trang chủ của website 1360x540 pixel.
    • Kích thước hình ảnh trong từng bài viết (Hình ảnh minh họa nội dung) 300x188 pixel.
    • Kích thước hình ảnh chi tiết (ảnh đại diện) 800x500 pixel.
    • Kích thước hình ảnh sản phẩm 600x600 pixel.
    • Kích thước hình ảnh bên trong sản phẩm (ảnh minh họa sản phẩm) 300x400 pixel hay 600x800 pixel.
    • Kích thước ảnh Thumbnail khi chia sẻ link web 1200x630 pixel.
  • Tối ưu các Internal Link: Hỗ trợ điều hướng khách hàng truy cập đến đúng trang đích, từ đó làm tăng khả năng bán hàng, cũng như chất lượng trang.
  • Tối ưu tốc độ website: Nhờ đó mang đến cho người dùng những trải nghiệm tuyệt vời, đồng thời tăng giá trị chuyển đổi về khách hàng cũng như doanh thu của một doanh nghiệp. Điều này được "khuyên dùng" bởi Google Insights với các website đang hoạt động.
  • Nhúng code Languages: Giúp Google nhanh chóng nhận diện được ngôn ngữ chủ đạo mà website đang sử dụng.
  • Nhúng code Location: Việc này sẽ giúp Google biết được vị trí nơi bạn cung cấp sản phẩm - dịch vụ, từ đó hiển thị đến những người dùng có nhu cầu ở gần đó.
  • Đăng ký SSL: Việc trang bị chứng chỉ này này giúp trang web của bạn được Google đánh giá cao về chất lượng hoạt động, mang lại cơ hội tiếp cận lượng người dùng lớn trên thị trường.
  • Chèn Favicon: Giúp người dùng nhanh chóng nhận điện được website của bạn, so với những trang khác cùng lĩnh vực đang hoạt động trên trình duyệt. Không dừng lại ở đó, đây còn là việc gây ấn tượng nhất định đối với User khi truy cập vào trang.
  • Tìm và xử lý các link gây lỗi 404: Việc này sẽ khiến trải nghiệm của người dùng được cải thiện hiệu quả, đặc biệt không làm gián đoạn việc thu thập thông tin website của Google. Và đảm bảo các liên kết đó luôn hoạt động ổn định.
  • Kiểm tra và xử lý kịp thời website trùng lặp: Khi một website dùng nhiều Domain sẽ khiến Google khó nhận diện đâu là trang web chính và "đánh gậy" hoạt động. 
  • Cập nhật nhanh chóng sự đổi mới thuật toán của Google trong việc đánh giá hoạt động website, từ đó xây dựng chiến lược phát triển phù hợp hơn.

SEO Onsite là gì?

Một số lưu ý khi thực hiện SEO Onsite

Trong quá trình thực hiện các công việc trên trong SEO Onsite, các SEOer cần lưu ý đến một số điều như:

  • Các nội dung đăng tải trên website cần thỏa mãn được yếu tố đơn giản, dễ hiểu và chuẩn SEO.
  • Đảm bảo được giao diện website thân thiện với người dùng, khi hiển thị trên mọi thiết bị.
  • Thường xuyên kiểm tra hoạt động của website, nhằm ngăn chặn và xử lý kịp thời các vấn đề mà trang web đang gặp phải.
  • Tốc độ load trang và truy cập nhanh chóng diễn ra, để gia tăng tỷ lệ giữ chân người dùng.
  • Liên tục cập nhật những sự thay đổi từ Google, trong việc đánh giá chất lượng hoạt động của website.
  • Tránh tình trạng các liên kết hỏng tồn tại trong hoạt động của website.

SEO Onsite là gì?