Quản trị website là gì?

Website

Để quá trình vận hành của website có thể mang lại hiệu quả tốt nhất cho cá nhân và doanh nghiệp thì công việc quản trị cần phải được thực hiện một cách thường xuyên.

Quản trị website là gì?

Quản trị website là gì?

Quản trị website là một khái niệm mô tả công việc bao hàm sự kết hợp giữa nhiều hoạt động như duy trì server, sửa lỗi code, theo dõi traffic, bảo dưỡng và quản lý content...

Nhà quản trị website hay còn được biết đến là webmaster sẽ thực hiện các công việc kể trên, với mục đích đảm bảo cho website luôn vận hành trơn tru và mượt mà.

Đồng thời, mang đến cho người dùng những trải nghiệm vô cùng tuyệt vời trong suốt quá trình sử dụng website.

Để có thể trở thành một nhà quản trị website chuyên nghiệp, bạn cần am hiểu những kiến thức cơ bản liên quan đến lập trình như HTML, CSS, PHP...

Bên cạnh đó, cũng cần phải biết cách quản lý những nội dung hiển thị trên website, sao cho chúng có thể gây được ấn tượng mạnh mẽ nhất với người dùng và thu hút họ truy cập ngày càng nhiều hơn.

Hiểu một cách tổng quát, công việc của nhà quản trị website thường sẽ liên quan đến 03 nhiệm vụ chính như sau:

  • Bảo mật website.
  • Quản lý nội dung trên website.
  • Hỗ trợ quá trình hoạt động và vận hành website.    

Quản trị website là gì?

Nhà quản trị website phải thực hiện các công việc gì?

  • Backup dữ liệu định kỳ cho website.
  • Quản lý uptime, giúp cho người dùng không gặp những sự cố gây ảnh hưởng đến việc truy cập thông qua hosting.
  • Thực hiện báo cáo bảo mật, giúp hạn chế sự lây nhiễm của các mã độc làm ảnh hưởng xấu đến việc vận hành website và cả hoạt động của người dùng.
  • Kiểm tra website thường xuyên, bao gồm cả theme và các plugin.
  • Liên tục kiểm tra hoạt động của website trên hệ thống các trình duyệt.
  • Phân tích hoạt động trên website thông qua các công cụ hỗ trợ như Google Analytics và Google Search Console...
  • Kiểm tra thời gian tải trang xem chúng đã được tối ưu hay chưa.
  • Kiểm tra form để mang đến cho người dùng sự tương tác tuyệt vời trong suốt quá trình sử dụng website.
  • Cứ khoảng 03 tháng một lần, kiểm tra và loại bỏ một số theme cùng những plugin không sử dụng đến.
  • Kiểm tra lại quá trình backup đã thực hiện mỗi ngày để có thể dự đoán được hiệu quả kế hoạch và phòng ngừa sự cố xảy ra gây ảnh hưởng đến những dữ liệu quan trọng lưu trữ trên website.
  • Tối ưu cơ sở dữ liệu.
  • Thường xuyên cập nhật copyright.
  • Review cũng như đánh giá lại theme và các plugin sau một thời gian sử dụng xem chúng có còn phù hợp hay không, thực hiện quá trình cập nhật nếu cần thiết.
  • Đảm bảo cho giao diện website luôn thân thiện với mọi nền tảng trình duyệt và người dùng.
  • Lập kế hoạch nội dung định kỳ và thường xuyên update content.
  • Thực hiện một số nhiệm vụ khác liên quan đến công việc đẩy SEO website.
  • Triển khai các quảng cáo cần thiết cho website.

Quản trị website là gì?

Vì sao phải thực hiện quản trị website?

Với sự phát triển của nền công nghệ 4.0 ngày càng bùng nổ mạnh mẽ như hiện nay, website đã trở thành "gương mặt đại diện" cho các cửa hàng trên thực tế.

Nếu muốn hoạt động của website đạt được hiệu quả tốt nhất thì bạn cần phải thường xuyên thực hiện quá trình quản trị.

Do vậy, công việc này được đánh giá là vô cùng cần thiết và quan trọng mà ngày càng có nhiều doanh nghiệp chú tâm đầu tư kỹ lưỡng.

Công việc quản trị sẽ mang đến cho website những lợi ích to lớn như sau:

  • Quá trình xây dựng và phát triển website sẽ được thực hiện theo một lộ trình rõ ràng, thông qua các công việc cụ thể như cập nhật nội dung, sửa lỗi, bảo trì... đảm bảo hoạt động vận hành luôn diễn ra ổn định.
  • Giúp cho đơn vị thể hiện được sự chuyên nghiệp trong quá trình làm việc của mình.
  • Giúp cho mọi hoạt động trên website trở nên thân thiện hơn với người dùng.
  • Giúp website tăng khả năng tiếp cận với nhiều nhóm đối tượng khách hàng tiềm năng hơn.
  • Mang đến cho người dùng những trải nghiệm tuyệt vời trong suốt quá trình sử dụng website.
  • Làm tăng traffic đều đặn cho website.
  • Góp phần làm tăng khả năng cạnh tranh cho website so với nhiều "đối thủ" cùng ngành khác trên thị trường Internet.

Quản trị website là gì?