Ngoài những kiến thức về ngôn ngữ lập trình, thì một Developer mới vào nghề cũng cần trang bị thêm sự hiểu biết về mã nguồn website. Vậy mã nguồn trong mỗi website là gì, cùng tìm hiểu nhé!
Mã nguồn website là gì?
Mã nguồn hay còn được gọi là source code, chúng thường được xây dựng bởi các lập trình viên chuyên nghiệp, dựa trên sự kết hợp của một số ngôn ngữ lập trình phổ biến như PHP, Python, Ruby, JavaScript...
Đây là một thành phần cơ bản đối với mọi website đang hoạt động trên thị trường hiện nay. Để có thể tốt nhất cho các công việc, các đoạn mã nguồn cần trải qua quá trình biên dịch chuyển sang mã đối tượng.
Vậy, mã nguồn website được xem như một hệ thống chứa một hoặc nhiều file được tạo ra từ một ngôn ngữ lập trình nào đó.
Những file này có nhiệm vụ liên kết các thành phần trong giao diện User với cơ sở dữ liệu, sau đó thực hiện xử lý các yêu cầu để cho ra một website hoàn chỉnh.
Mã nguồn website thường được thể hiện dưới dạng văn bản trong một chương trình lập trình, tập hợp nhiều dòng lệnh để phục vụ cho một thao tác nhất định trong web.
Mã nguồn website thường hoạt động chủ yếu trong hai môi trường:
- Mã nguồn website phía Server: Được tạo ra từ những ngôn ngữ lập trình có khả năng xử lý trên Server như Java, PHP, Golang, Python, Ruby...
- Mã nguồn website phía Client: Có sự hỗ trợ của một số ngôn ngữ như HTML, CSS, JavaScript giúp trình duyệt dễ dàng hiển thị được nội dung đến người dùng.
Phân loại mã nguồn website
Mã nguồn website hiện đang được sử dụng với hai dạng chính, là:
Mã nguồn mở
Mã nguồn mở hay Open Source là loại mã nguồn mà các tổ chức phần mềm công khai chia sẻ trên mạng, ngườ dùng có thể thoải mái sử dụng mà không cần mất phí khi tải xuống.
Trong quá trình sử dùng, người dùng có thể dễ dàng xem xét cũng như thực hiện việc chỉnh sửa hoặc nâng cấp, để chúng trở nên phù hợp hơn với mục đích sử dụng của mình.
Do được sử dụng khá dễ dàng, nên khả năng bảo mật của các chương trình được xây dựng từ loại mã nguồn này không quá cao.
Quan trọng hơn, là bạn phải tự mình khắc phục các sự cố xảy ra trong quá trình vận hành. Nên cần hết sức cân nhắc khi lựa chọn loại mã nguồn này để xây dựng website hay bất kỳ sản phẩm công nghệ nào.
Mã nguồn đóng
Mã nguồn đóng hay Close source là loại mã nguồn được các lập trình viên xây dựng riêng cho hoạt động của một website nào đó.
Thông thường loại mã nguồn này sẽ được dùng vào mục đích thương mại.
Nên việc chỉnh sửa hay nâng cấp các tính năng liên quan sẽ chỉ được thực hiện bởi những người trực tiếp tạo ra nó hoặc được cấp quyền truy cập.
Nhờ đó, nên chương trình có khả năng bảo mật tương đối cao và bạn sẽ luôn nhận được sự hỗ trợ nhanh chóng mỗi khi chương trình xảy ra sự cố.
Cách xem mã nguồn website
Bạn là một lập trình viên mới vào nghề, muốn học hỏi và nâng cấp tay nghề của mình thông qua việc tham khảo các bộ code từ các website "đình đám" trên thị trường.
Vậy bạn có thể view source code bằng hai cách mà Thiết Kế Web Số giới thiệu bên dưới nhé! Và lưu ý việc này sẽ chỉ thực hiện được trình duyệt của Google Chorme.
Xem mã nguồn website bằng View Page Source
- Bước 1: Vào trình duyệt Chorme và truy cập vào bất kỳ vào một website mà bạn muốn xem.
- Bước 2: Tại một khoảng trống bất kỳ trong website, click chuột phải => View Page Source. Hoặc nhanh hơn bạn có thể nhấn tổ hợp phím Ctrl+U.
- Bước 3: Lập tức toàn bộ mã nguồn của website đó sẽ được hiển thị tại một Tab mới. Nhưng mã nguồn đó sẽ không được định dạng chuẩn, nên việc tìm kiếm từng HTML không hề đơn giản chút nào!
Tận dụng công cụ dành cho nhà phát triển để xem code
- Bước 1: Vào Google Chorme, truy cập vào một website bất kỳ chọn biểu tượng dấu ba chấm ở góc phải màn hình.
- Bước 2: Chọn More Tools => Developer Tools (hay nhấn giữ tổ hợp phím Ctrl+Shift+I)
- Bước 3: Lúc này hộp thoại source code sẽ xuất hiện. Ở cách này source code sẽ được định dạng chuẩn hơn giúp bạn dễ dàng tìm kiếm được các mã HTML. Ngoài ra, bạn cũng có thể click chuột phải => Inspect, để kiểm tra cũng như biết được các thẻ HTML được dùng trong web.
Vai trò của mã nguồn website
Đa phần các website hoạt động trên thị trường hiện nay đều hoạt động với cùng một mục đích, chính là giúp trang có thêm nhiều traffic chất lượng đổ về, cùng lượt tương tác... để từ đó chuyển đổi những việc đó thành doanh thu cho doanh nghiệp.
Nhưng để quá trình đó diễn ra một cách trơn tru và dễ dàng, thì bắt buộc website phải có những tác vụ khiến khách hàng dễ dàng thực hiện các thao tác trong quá trình truy cập.
Đây cũng là nguyên nhân chính khiến hoạt động của các website cần đến sự hỗ trợ của mã nguồn.
Nhờ có sự "hậu thuẫn" phía sau của mã nguồn, nên website có thể tạo ra những câu lệnh tương ứng với các hành động của khách hàng khi truy cập, điển hình như việc tải ebook, tìm kiếm thông tin, thêm sản phẩm vào giỏ hàng...
Những hành động này đều nhằm mục đích mang đến những trải nghiệm tuyệt vời cho người dùng khi tương tác, đặt hàng và mua sắm trên website.
Mã nguồn được xây dựng một cách chuyên nghiệp sẽ giúp tạo nên một website độc đáo và mới lạ, đồng thời gây được ấn tượng nhất định trong tâm trí mỗi khách hàng khi truy cập, so với các trang web khác hoạt động trên thị trường.