Kiểm thử website là gì?

Website

Kiểm thử website là giai đoạn đóng một vai trò quan trọng trong quá trình tạo ra những trang web chất lượng cao, mang đến cho người dùng những trải nghiệm tuyệt vời.

Kiểm thử website là gì?

Kiểm thử website là gì?

Kiểm thử website được xem là hoạt động kiểm tra và phát hiện ra những lỗi tiềm ẩn sau quá trình xây dựng, cũng như phát triển. Nhằm mục đích khắc phục những sự cố còn sót, trước khi đưa sản phẩm đến tay khách hàng và người dùng.

Nhờ có quá trình kiểm thử, mà các vấn đề liên quan đến tính năng, dịch vụ web, bảo mật, khả năng xử lý lưu lượng truy cập... kịp thời được giải quyết và mang đến một website vận hành ổn định và mượt mà hơn.

Những người đảm nhận công việc kiểm thử website thường sẽ được gọi là Tester. Họ có nhiệm vụ phát hiện ra những lỗi còn tồn tại, cũng như sẽ xuất hiện khi trang web được đưa vào hoạt động chính thức.

Trong quá trình kiểm thử, việc quan trọng nhất cần phải đảm bảo thực hiện chính là kiểm tra giao diện - UI, kèm theo các chức năng - Function có trong website.

Kiểm thử website là gì?

Hoạt động kiểm thử website

Kiểm thử website thường được diễn ra dựa trên các nhóm công việc chính như:

  • Kiểm thử chức năng: Đảm bảo website khi bàn giao đến tay khách hàng đáp ứng đúng những nhu cầu mà họ đã đặt ra. Thế nên, bạn cần chú ý đến các yếu tố sau:
    • Kiểm tra chất lượng các liên kết tồn tại trong website: Bao gồm các liên kết nội bộ, liên kết ngoài, liên kết mail, liên kết đến các vị trí trong cùng một trang. Đảm bảo chúng luôn hoạt động ổn định, nếu không kịp thời tìm ra hướng khắc phục, tránh làm ảnh hưởng đến hoạt động của toàn bộ trang.
    • Kiểm tra form hiển thị trên web: Hỗ trợ việc thu thập dữ liệu từ người dùng, đồng thời lưu trữ chúng vào cơ sở dữ liệu.
    • Kiểm tra Cookie và Session: Thực hiện check các ứng dụng đăng nhập trong từng phiên và cho phép vô hiệu hóa tập tin cookie.
    • Database: Kiểm tra và sắp xếp cơ sở dữ liệu, từ đó xác định kết nối cơ sở dữ liệu cùng những lỗi truy vấn tồn tại.
    • Kiểm tra HTML và CSS: Việc này sẽ giúp các công cụ tìm kiếm thuận lợi hơn trong việc thu thập thông tin của website. Do đó, bạn cần đảm bảo chất lượng cú pháp, màu sắc cùng những tiêu chuẩn như W3C, ISO, ECMA, IETF...
  • Kiểm thử khả năng bảo mật: Nhằm xác minh hệ thống thông tin bảo vệ và duy trì chức năng, để tránh trang web của bạn khỏi những cuộc tấn công. Việc kiểm thử này thường được thực hiện với những hoạt động như:
    • Kiểm tra tài khoản/ mật khẩu không hợp lệ.
    • Kiểm tra Captcha đã được thêm vào chưa.
    • Kiểm tra khả năng truy cập của thư mục / tập tin website.
    • Kiểm tra các chức năng liên quan đến bảo mật SSL.
    • Kiểm tra truy cập trái phép vào các trang an toàn, nếu người dùng chuyển từ "https" sang "http" sẽ có thông báo thích hợp hiển thị, và ngược lại.
  • Kiểm thử khả năng sử dụng: Đánh giá hoạt động trang web, xác định khả năng người dùng học cách vận hành, chuẩn bị đầu vào và giải thích kết quả đầu ra của trang web, thông qua những công việc như:
    • Test nội dung dựa trên các vấn đề như lỗi chính tả, lỗi ngữ pháp, lỗi ảnh, cấu trúc và chất lượng nội dung...
    • Test logic liên kết, cùng khả năng điều hướng.
    • Test văn hóa khi vực, cũng như đối tượng sử dụng.
  • Kiểm thử sự thương thích: Xem xét quá trình hoạt động của website với từng cấu hình phần mềm và phần cứng được hỗ trợ, thông qua một số phương pháp:
    • Kiểm tra khả năng tương thích in ấn.
    • Kiểm tra sự tương thích của trình duyệt.
    • Kiểm tra tương thích theo thiết bị và hệ điều hành
    • Kiểm tra sự tương thích trên các cấu trúc cơ sở dữ liệu khác nhau.
  • Kiểm thử trải nghiệm giao diện: Đảm bảo tất cả thông tin giữa các máy chủ được thực hiện chuẩn xác, kịp thời phát hiện những xung đột trong quá trình ứng dụng hoạt động. Dựa trên 03 yếu tố cốt lõi:
    • Kiểm tra Web server: Test quá trình xử lý các yêu cầu web có được chấp nhận, đảm bảo không yêu cầu nào bị từ chối hoặc bị rò rỉ.
    • Kiểm tra Application server: Xem xét yêu cầu có được gửi đến đúng server, các lỗi có được tìm thấy và hiển thị đến Admin hay không.
    • Kiểm tra Database server: Xem xét các kết quả truy vấn cơ sở dữ liệu.
  • Kiểm thử hiệu suất: Nhằm xác định khả năng đáp ứng, cũng như độ ổn định dưới một tải nhất định, thường được chia thành 02 dạng chính:
    • Kiểm thử trọng tải: Kiểm tra khả năng làm việc của website, phản ứng của máy chủ dưới dạng trình duyệt gửi yêu cầu, xác định các vấn đề về độ trễ mạng.
    • Kiểm thử sức chịu đựng: Test tốc độ tải trang, hiệu suất website khi nhiều người dùng cùng đăng nhập hoặc khi tăng khối lượng dữ liệu trong cơ sở dữ liệu.
  • Kiểm thử cơ sở dữ liệu: Đảm bảo mọi dữ liệu có độ tin cậy cao, thông qua các hoạt động như:
    • Truy vấn dữ liệu không nên mất quá nhiều thời gian.
    • Kiểm tra các truy vấn được thực hiện mà không xảy ra lỗi.
    • Việc load dữ liệu và kết quả nhận được với các câu truy vấn dài.
    • Dữ liệu nhận được trên cơ sở dữ liệu và hiển thị trên website có chính xác hay không?
    • Thêm mới, cập nhật hoặc xóa dữ liệu trong cơ sở dữ liệu nên duy trì tính toàn vẹn của dữ liệu.

Kiểm thử website là gì?

Vai trò của kiểm thử websitie

Đối với website hoạt động kiểm thử đóng một vai trò vô cùng quan trọng, bởi nó sẽ giúp bạn biết được thiết kế website của mình có còn tồn tại những vướng mắc gì không. Từ đó, đảm bảo trang web được xây dựng với đầy đủ các chức năng cần thiết, hỗ trợ tối ưu cho hoạt động và mang đến những hiệu quả nhất định cho công việc.

Thông qua hoạt động kiểm thử, chúng ta có thể dễ dàng phát hiện được những lỗ hổng còn tồn tại trong hệ thống, để nhanh chóng tìm ra hướng khắc phục hiệu quả, mang đến cho người dùng các sản phẩm chất lượng. 

Kiểm thử website là gì?

Một số công cụ hỗ trợ việc kiểm thử website

Để quá trình kiểm thử website diễn ra nhanh chóng và trở nên hiệu quả hơn, bạn cũng có thể nhờ đến sự hỗ trợ của một số công cụ như:

  • Testim.io: Công cụ kiểm thử này cho phép soạn thảo, thực hiện, bảo trì kiểm thử tự động một cách nhanh chóng, đơn giản.
  • Katalon Studio: Công cụ tự động kiểm thử chức năng toàn diện như Web, API, thử nghiệm di động... Dựa trên các tính năng ghi chép lại hành động, tạo case, tạo tập lệnh kiểm thử, tiến hành kiểm tra, báo cáo.
  • TestComplete: Cho phép người dùng xây dựng, kiểm tra giao diện thông qua quá trình ghi / phát lại / tạo kịch bản bằng các ngôn ngữ lập trình JavaScript, Python...
  • Selenium: Với công cụ này, người dùng có thể tạo tập lệnh, hỗ trợ việc sửa chữa, tái tạo các lỗi nhanh chóng.

Kiểm thử website là gì?