Nâng cấp website được xem là một công việc vô cùng quan trọng để trang web luôn vận hành ổn định và mượt mà. Vậy bạn đã biết khi nào cần thực hiện quá trình này hay chưa?
Nâng cấp website là gì?
Nâng cấp website là quá trình chỉnh sửa cũng như khắc phục những thiếu sót trong hoạt động của một website.
Quá trình còn bao gồm cả việc thực hiện các thay đổi về giao diện, thiết kế hoặc thêm một số tính năng hiện đại nhằm giúp trang web vận hành trơn tru, mượt mà và hoàn thiện hơn.
Nhờ đó, nâng cao hiệu quả kinh tế cho doanh nghiệp, đồng thời mang lại nhiều tiện ích sử dụng và đáp ứng tốt hơn nhu cầu của người dùng trên thị trường hiện nay.
Vậy website sẽ được thực hiện việc nâng cấp trong những trường hợp nào?
Hãy cùng tìm hiểu nội dung ở phần tiếp theo nhé!
Khi nào nên nâng cấp website?
Khi website rơi vào những tình trạng sau, thì đây là dấu hiệu báo động doanh nghiệp sở hữu cần tiến hành việc nâng cấp, để đảm bảo trang luôn hoạt động ổn định và đem lại những hiệu quả như mong muốn.
Cần thực hiện nâng cấp website khi:
- Công nghệ ứng dụng trong việc xây dựng website đã trở nên lạc hậu.
- Mọi hoạt động liên quan đến website không mang lại hiệu quả như mong đợi.
- Thiết kế website chưa được tối ưu hóa hoặc chưa chuẩn SEO.
- Website có tốc độ load chậm, mất nhiều thời gian trong việc xử lý lỗi.
- Các hoạt động liên quan đến website thường xuyên bị tấn công bởi hacker.
- Thiết kế web không còn đáp ứng được nhu cầu của người dùng, có thể là về phần thiết kế hay việc sắp xếp bố cục trong trang không phù hợp với xu hướng trên thị trường.
- Không thể đánh giá được hiệu quả hoạt động mà website mang lại, do thiếu các công cụ thống kê, phân tích dẫn đến không thể định hướng phát triển doanh nghiệp.
- Cấu trúc website khó hiểu, thiếu logic, gây khó khăn trong việc tìm kiếm thông tin hoặc mua hàng của người dùng, khiến họ có những trải nghiệm không thoải mái.
- Website không hoạt động thân thiện trên các thiết bị di động, điển hình các các thiết bị Smartphone, Tablet...
Lợi ích của việc nâng cấp website
Quá trình nâng cấp website giữ một vai trò vô cùng quan trọng, bởi nó mang đến khá nhiều lợi ích. Một trong số đó có thể kể đến như:
- Mang lại sự thuận tiện và dễ dàng hơn trong việc quản lý, cũng như update các nội dung cần thiết cho website.
- Tạo dựng được hệ thống quản trị website chuyên nghiệp, nhưng vẫn dễ dàng thao tác.
- Tốc độ load trang sẽ được cải thiện rõ rệt, góp phần mang đến cho người dùng những trải nghiệm tuyệt vời.
- Nâng cao giá trị cho hình ảnh thương hiệu, đồng thời đưa phạm vi hoạt động của doanh nghiệp nhanh chóng vươn xa cả thị trường trong và ngoài nước, với sự hỗ trợ của các chiến lược Marketing trực tuyến như SEO website, SMS Marketing, Google Adwords, Email Marketing...
- Đảm bảo sự an toàn cho mọi thông tin, dữ liệu đang được lưu trữ trong website.
- Cải tiến kỹ thuật hỗ trợ tối ưu cho quá trình vận hành của website.
- Giúp khách hàng dễ dàng tiếp cận được những thông tin quan trọng về doanh nghiệp, cũng như các sản phẩm - dịch vụ hiện đang cung ứng. Từ đó, thúc đẩy giá trị chuyển đổi và mang về nguồn lợi nhuận ổn định cao.
- Thể hiện sự chuyên nghiệp cho doanh nghiệp trong mắt mỗi khách hàng và phía đối tác.
- Tiết kiệm chi phí, thời gian cũng như công sức trong việc quản trị website, nhờ áp dụng những kỹ thuật tiến bộ từ công nghệ thiết kế website 2.0 kết hợp với các phần mềm quản lý, công cụ thiết kế web dễ sử dụng.
Công việc nâng cấp website
Nếu đã hiểu rõ về nâng cấp website, lợi ích từ việc này cũng như khi nào cần thực hiện, thì còn chần chừ gì nữa mà không bắt tay ngay vào thực hiện thôi nào!
Bạn có thể thực hiện quá trình nâng cấp website, qua những công việc như:
- Xây dựng các chức năng mới cho website.
- Mua chứng chỉ SSL, HTTPs bảo mật cao cho website.
- Thường xuyên Back-up dữ liệu nhằm đảm bảo an toàn cho mọi thông tin hiện có trong website.
- Nếu website đang hoạt động ở dạng tĩnh, bạn nên nâng cấp nó thành những trang web động để mang đến cho người dùng những trải nghiệm mới mẻ hơn.
- Tiến hành thiết kế mới, chỉnh sửa, nâng cấp và cập nhật các chức năng giúp website dễ dàng sử dụng hơn trước.
- Thực hiện chỉnh sửa lại các thiết kế trên website sao cho phù hợp với yêu cầu thực tế của doanh nghiệp, cũng như đáp ứng được thị hiếu của người dùng trên thị trường hiện nay.
- Chú trọng đến việc trang bị những công nghệ bảo mật cao và hiện đại, nhằm giúp website tránh được những sự tấn công không đáng có làm ảnh hưởng đến hoạt động trong trang.
Tùy theo từng yêu cầu, đặc điểm của mỗi website mà việc nâng cấp website sẽ được thực hiện theo những phương pháp phù hợp, để nó có thể hỗ trợ tối ưu cho các mục đích sử dụng của chủ sở hữu.