Internal Link và những vấn đề bạn cần nắm vững

Website

Internal link (liên kết nội bộ) không phải là một thứ gì đó được nói nhiều đến trong thế giới SEO, có thể một phần là do nó không thực sự hấp dẫn.

Internal Link và những vấn đề bạn cần nắm vững

Giới thiệu về Internal Link

Với nhiều người sự hấp dẫn của SEO đến từ việc có backlink, xếp hạng trang đầu và đánh bại đối thủ trong trang kết quả tìm kiếm. Liên kết nội bộ hay internal link không phải là một thứ gì đó được nói nhiều đến trong thế giới SEO, có thể một phần là do nó không thực sự hấp dẫn. 

Tuy nhiên, internal linking thực sự quan trọng và thành thực mà nói, tôi không biết tại sao nó luôn luôn bị bỏ qua hoặc được xem là không quan trọng trong nhiều trường hợp. Trong bài viết này tôi sẽ tổng hợp, internal linking là gì? Tại sao nó lại quan trọng và làm thế nào để tốt nhất và tôi cũng chỉ cho bạn những sai lầm kinh điển cần phải tránh.

Internal Link và những vấn đề bạn cần nắm vững

Internal link là gì?

Interlinking hiểu đơn giản là liên kết những nội dụng trên website của bạn với nhau. Có nghĩa là liên kết một từ hoặc cụm từ nào đó bên trong một bài viết tới một page khác trên cùng một website có liên quan với nhau.

Ví dụ: Tôi đang bàn về vấn đề internal link là gì? Tôi sẽ liên kết tới một page khác trên website Taka.com.vn nói về vấn đề đó, sử dụng cụm từ ” internal link là gì” như tôi đã làm.

Về cơ bản, tôi đang trỏ liên kết tới trang nào đó bằng những cụm từ có liên quan. Hãy nghĩ về nó giống như việc link building nhưng ở trên chính website của bạn.

Internal Link và những vấn đề bạn cần nắm vững

Tầm quan trọng của Internal Link đối với website của bạn

Internal linking quan trọng bởi những lý do sau

1. Internal link giúp điều hướng người dùng

Internal link giúp điều hướng người dùng khám phá vòng quanh website bạn. Quả thực, nếu ai đó đang đọc bài viết này và họ thích thú việc tìm hiểu thêm cách để có cấu trúc internal link tốt cho website thì rất có thể họ sẽ click vào link cung cấp trong bài viết để xem thêm thông tin.

Quan điểm của chúng tôi, internal linking nên hướng tới mục đích phục vụ con người (những độc giả chính của website bạn) chứ không chỉ phục vụ search bot. Điều mà tôi sẽ nói ở ý tiếp theo.

Internal Link và những vấn đề bạn cần nắm vững

2. Internal linking giúp SE hiểu web page của bạn nói về vấn đề gì.

Khi bạn luôn luôn liên kết tới một page nào đó trên website sử dụng những từ hoặc cụm từ cụ thể thì theo thời gian nó sẽ giúp Search Engine hiểu tốt hơn sự liên quan, ngữ nghĩa của nội dung trên page đó.

Ví dụ: Tôi luôn luôn sử dụng những cụm từ: thiết kế web, thiết kế website chuyên nghiệp, dịch vụ thiết kế web cho cùng một landing page khi làm internal link thì rất có thể là Search Engine theo thời gian sẽ hiểu rằng: “À, chắc chắn trang này nói về dịch vụ thiết kế web.” Đúng vậy không?

Internal Link và những vấn đề bạn cần nắm vững

3. Giúp giảm thiểu bounce rates

Ai biết được Google có xét bounce rate để xác định chất lượng của website hay không, nhưng trong một vài trường hợp, bất cứ sự cải tiến nào bạn có thể làm để giảm bounce rate là điều tốt nhất nên làm. Nếu ai đó truy cập vào một page trên website và nhanh chóng tìm được một liên kết tới một điều gì đó họ quan tâm, khả năng cao là họ sẽ click lên nó. Điều đó tốt hơn rất nhiều so với việc họ thoát ra khỏi page và đi tới một website khác.

Internal Link và những vấn đề bạn cần nắm vững

4. Internal linking giúp cải thiện thời gian tương tác và time on site

Thời gian tương tác là một thông số Google có thể xem xét để xác định chất lượng của một website (chưa ai biết chắc) nhưng một lần nữa bất cứ thứ gì để bạn tăng thời gian tương tác và giảm bounce rate là điều nên làm. Internal link làm việc đó rất tốt.

Nếu bạn xem video Youtube bạn có thể thấy Youtube về cơ bản cũng ứng dụng nguyên lý này. Bạn xem một video và rồi chuyển tới các video khác (bởi vị họ cung cấp internal link tới những video liên quan rất dễ để truy cập. Mọi người có thể tương tác trong webste bạn và xem nhiều page hơn nếu bạn cung cấp cho họ một cách dễ dàng để điều hướng tới những page liên quan.

Internal Link và những vấn đề bạn cần nắm vững

Làm thế nào để internal link thích hợp

Mặc dù internal linking nghe có vẻ dễ dàng nhưng tôi đã nhìn thấy rất nhiều người làm sai vấn đề này.cach thuc hien internal link

Giả sử bạn muốn điều hướng link tới một page trên website của bạn nói về canonical tag.

Thay vỉ chỉ liên tiếp lặp đi lặp lại trên các page bằng cách liên kết duy nhất cụm từ “canonical tag” bạn cũng nên bao gồm những biến thể của cuả cụm từ đó – điều này cực quan trọng.

Vì thế trên những page khác bạn sẽ có những liên kết trỏ tới page được tối ưu cho cụm từ “canonical tag” sử dụng những anchor text giống như:

– Canonical là gì

– Canonical tags là gì

– Thẻ canonical trong SEO

– Canonical url là gì

Như bạn đã thấy tôi đang sử dụng những biến thể rộng hơn của từ khóa chính. Kỹ thuật này làm việc rất tốt và quan trọng nhất – Nó tự nhiên.

Internal Link và những vấn đề bạn cần nắm vững

Những lỗi cần tránh khi thực hiện internal links

Bạn đã hiểu internal link làm việc như thế nào, và tại sao nó quan trọng. Bây giờ trước khi bạn thực hiện internal link lại cho website, tôi muốn bạn tránh những sai lầm mà tôi cung cấp dưới đây.

Liên tục liên kết bằng 1 cụm từ duy nhất nhiều lần.

Như đã nói ở trên, đây là lỗi phổ biến nhất hay gặp phải khi thực hiện internal linking. Chủ website bị cám dỗ liên tục liên kết bằng cùng một cụm từ với muc đích tăng thứ hạng cho cụm từ đó. Kết quả là tối ưu hóa quá mức và đưa lại một trải nghiệm nghèo nàn trên website cho người dùng.

Liên kết quá nhiều

Đây là lỗi phổ biến thứ 2. Chủ website cảm thấy họ cần liên kết tới nhiều page nhất có thể dẫn tới việc nhồi nhét liên kết. Đây không phải là những gì bạn cần làm. Hãy giữ một mật độ vừa phải trên toàn page, chú ý tới sự liên quan và có ích cho người đọc.

Internal Link và những vấn đề bạn cần nắm vững

Không mở ra một cửa số mới

Một lỗi khác tôi nhìn thấy khi internal linking là không mở ra một cửa số mới. Mở một cửa sổ mới không phải luôn luôn cần thiết, nhưng nó nên làm khi:

a) Liên kết tới một nguồn tham khảo

b) Liên kết tới một page khác.

Nhưng bạn cần giữ họ trên page hiện tại nếu đó là trang bán hàng.

Internal Link và những vấn đề bạn cần nắm vững

Thay đổi trang được liên kết thường xuyên

Đây là lỗi khác bạn cần tránh. Đó là sự liên tục xáo trộn hoặc thay đổi những trang được trỏ link tới. Việc bạn xáo trộn một page sẽ ảnh hưởng tới tất cả internal link của bạn, bỏ lại cho bạn phải chuyển hướng 301 mọi thứ (hoặc thay đổi liên kết).

Nó không phải là cách giải quyết tốt. Tôi thích việc phát triển những trang uy tín, những page mà có tuổi đời trên website. Chúng không thay đổi hoặc bị di chuyển, và bất cứ liên kết nào trỏ tới (internal hoặc external) đều chính xác.

Liên kết bị gãy

Đây là một điều bạn cần chú ý. Bạn cần đảm bảo điều hướng chính xác và liên kết luôn hoạt động.

Với những gì chia sẻ trong bài viết này tôi hi vọng bạn hiểu được tầm quan trọng của internal với công việc SEO và có những bước triển khai internal linking cho website của mình một cách đúng đắn nhất.

Internal Link và những vấn đề bạn cần nắm vững

Đơn vị Thiết Kế Web Số trực thuộc Công ty Cổ Phần SOC

Số điện thoại: 08 999 365 24

Địa chỉ: 56/5/28 đường TX25, phường Thạnh Xuân, quận 12, TP.HCM

Website: https://thietkewebso.com

Với phương châm "Một chữ tín - Vạn niềm tin" Thiết Kế Web Số cam kết đem lại sự hài lòng cho khách hàng