Giới thiệu về tên miền quốc tế

Website

Tên miền là một thành phần không thể thiếu của các website khi hoạt động trên thị trường Internet. Tên miền quốc tế cũng là một loại trong tên miền, mang lại cho người sử dụng khá nhiều lợi ích khi sử dụng.

Giới thiệu về tên miền quốc tế

Tên miền quốc tế là gì?

Tên miền quốc tế (International Domain Name - IDN) là những tên miền có thể dung chung cho mọi quốc gia trên thế giới, chúng được cấp phép sử dụng trên thị trường bởi tổ chức ICANN - Tập đoàn Internet và cấp số tên miền.

Bất kể cá nhân hay tổ chức nào cũng đều có thể sở hữu tên miền quốc tế, chỉ cần thực hiện quá trình đăng ký nó với tổ chức ICANN, đáp ứng đúng các tiêu chuẩn mà đơn vị cung cấp đưa ra đến khi người sở hữu không còn nhu cầu sử dụng nữa.

Tên miền quốc tế nói riêng hay tên miền nói riêng khi hoạt động trên thị trường, thường sẽ trải qua 5 giai đoạn sau:

  • Available: Ở giai đoạn này, tên miền chưa thuộc quyền sở hữu của bất kỳ ai.
  • Registered: Tên miền đã có người sở hữu.
  • Expired: Tên miền hết hạn sử dụng và cần được đăng ký gia hạn thêm, nếu còn nhu cầu sử dụng.
  • Redemption: Tên miền đã thực sự chết và không còn giá trị sử dụng trên thị trường.
  • Pending detete: Tên miền chính thức bị "xóa sổ" và sau 5 ngày nó sẽ trở về trạng thái Available.

Giới thiệu về tên miền quốc tế

Một số tên miền quốc tế phổ biến

Trên thị trường hiện nay, một số tên miền quốc tế được sử dụng phổ biến bao gồm:

  • Đuôi .com: Dùng cho những tổ chức, cá nhân đang hoạt động trong lĩnh vực thương mại.
  • Đuôi . biz: Dùng cho những tổ chức hay cá nhân trong lĩnh vực kinh doanh.
  • Đuôi .info: Được sử dụng bởi các tổ chức đang hoạt động trong lĩnh vực sản xuất phân phối hay cung cấp thông tin.
  • Đuôi .name: Được sử dụng cho tên riêng của cá nhân tham gia hoạt động Internet.
  • Đuôi .asia: Có thể dùng cho các tổ chức cá nhân, nhưng về ý nghĩa nó lại thể hiện vị trí địa lý của những trang web đang hoạt động tại thị trường Châu Á.
  • Đuôi .health: Được sử dụng cho những cá nhân hay tổ chức đang phục vụ trong lĩnh vực dược, y tế.
  • Đuôi .net: Phục vụ cho những cá nhân và tổ chức đang hoạt động trong lĩnh vực thiết lập và cung cấp các dịch vụ trên mạng.
  • Đuôi .gov: Áp dụng cho các cơ quan, tổ chức nhà nước ở cấp trung ương và địa phương.
  • Đuôi .edu: Hỗ trợ cho các tổ chức, cá nhân đang hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo.
  • Đuôi .org: Phục vụ cho các tổ chức hoạt động trong lĩnh vực chính trị, văn hoá xã hội.
  • Đuôi .ac: Được lựa chọn bởi các tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực nghiên cứu.
  • Đuôi .pro: Hỗ trợ hoạt động cho các tổ chức, cá nhân trong những lĩnh vực mang tính chuyên ngành cao.
  • Đuôi .int: Được các tổ chức quốc tế tại Việt Nam lựa chọn.

Ngoài những đuôi tên miền quốc tế được sử dụng phổ biến tại thị trường Việt Nam trên, thì còn rất nhiều loại khác cũng đang hoạt động trên thị trường Internet.

Giới thiệu về tên miền quốc tế

Ưu và nhược điểm của tên miền quốc tế

Việc sử dụng tên miền quốc tế cho website sẽ mang lại cho các doanh nghiệp và cá nhân những ưu và nhược điểm sau:

Ưu điểm của tên miền quốc tế

  • Giúp doanh nghiệp và các cá nhân mở rộng phạm vi kinh doanh của mình vươn ra khắp thị trường trong và ngoài nước một cách dễ dàng.
  • Tiết kiệm phần nào các khoản phục vụ cho việc đăng ký và thực hiện duy trì hoạt động so với việc sử dụng tên miền Việt Nam.
  • Thể hiện được sự uy tín và cung cách phục vụ chuyên nghiệp cho doanh nghiệp trong mắt các khách hàng và cả phía đối tác.
  • Tạo lợi thế cạnh tranh cao hơn trong thị trường trong nước.
  • Khi sử dụng tên miền quốc tế, người dùng hoàn toàn có thể can thiệp sâu và thuận tiện hơn trong quá trình quản lý DNS, cũng như Name Serves.
  • Về thủ tục đăng ký thì vô cùng đơn giản, không cần phải cung cấp quá nhiều thông tin và giấy tờ như khi đăng ký tên miền Việt Nam.

Nhược điểm của tên miền quốc tế

  • Khả năng bảo mật của tên miền quốc tế không mấy cao.
  • Quy trình xử lý những vấn đề phát sinh khi xảy ra sự cố khá khó khăn và phức tạp, gây mất nhiều thời gian và làm ảnh hưởng đến hoạt động của website.
  • Không được Pháp luật Việt Nam bảo hộ trực tiếp về yếu tố thương hiệu.
  • Giảm khả năng nhận diện thương hiệu tại thị trường Việt Nam so với khi sử dụng tên miền có đuôi .vn. 

Giới thiệu về tên miền quốc tế