Bạn thắc mắc tại sao website của mình dù đã hoạt động lâu nhưng lại không hiển thị trên Google khi tìm kiếm các từ khóa liên quan. Hãy cùng theo dõi ngay nội dung sau đây!
Google là một trong những công cụ tìm kiếm phổ biến nhất hiện nay, không chỉ tại Việt Nam mà còn trên toàn thế giới.
Tuy nhiên, rất nhiều chủ sở hữu website thường gặp phải vấn đề website của họ không xuất hiện trong kết quả tìm kiếm của Google.
Qua bài viết này, hãy cùng Thiết Kế Web Số tìm hiểu lý do vì sao website của bạn không hiển thị trên Google và cách để giải quyết chúng!
Website chưa được index bởi Google
Một trong những nguyên nhân chính khiến website không hiển thị trên Google là do chưa được crawl và index.
Để kiểm tra cũng như xác nhận xem website của bạn đã được crawl và index bởi Google hay chưa, hãy sử dụng công cụ Google Search Console.
Trrường hợp website chưa được index, hãy khắc phục bằng cách gửi sitemap của bạn qua công cụ này nhằm "thu hút sự chú ý" từ Google.
Website mới hoạt động
Nếu website của bạn mới được xây dựng và đưa vào vận hành chính thức, thì cần phải mất một khoảng thời gian nhất định để Google phát hiện cũng như xác định tính chất rồi index nó.
Suốt trong thời gian này, bạn vẫn được tiếp tục cải thiện nội dung và tối ưu hóa website của mình để thúc đẩy hoạt động xác minh từ Google.
Đồng thời, việc này còn làm tăng khả năng xuất hiện cho website trên các công cụ tìm kiếm.
Chưa tối ưu hóa từ khóa
Việc tối ưu hóa từ khóa cũng là một yếu tố quan trọng góp phần làm gia tăng khả năng hiện diện của website trong bảng xếp hạng kết quả tìm kiếm trên Google.
Nếu website của bạn không tối ưu hóa cho các từ khóa mà người dùng sẽ thực hiện tìm kiếm, Google có thể không hiển thị nó.
Chính bởi lý do đó, bạn cần thực hiện quá trình nghiên cứu từ khóa liên quan đến lĩnh vực hoạt động của website mình.
Đồng thời, hãy tích hợp chúng một cách tự nhiên vào tiêu đề, mô tả, nội dung... của website.
Lỗi robots.txt
Tệp robots.txt có thể chứa các hạn chế không cho phép Google index website của bạn.
Chính vì vậy, hãy thường xuyên kiểm tra tệp robots.txt nhằm đảm bảo rằng không có một hạn chế nào ngăn cản Google truy cập vào website và index nó.
Nếu tìm thấy lỗi trong tệp này, bạn cần ngay lập tức điều chỉnh!
Lỗi cấu trúc website
Nếu cấu trúc của website không tốt cũng sẽ khiến cho việc crawl và index của Google trở nên khó khăn hơn.
Thế nên, bạn cần phải đảm bảo cho cấu trúc website của mình được hợp lý và dễ hiểu với Google.
Bạn có thể:
- Sử dụng URL dễ đọc.
- Xây dựng các tiêu đề và phần nội dung một cách logic.
- Kết hợp trình bày nội dung trên website theo cách mà người dùng cũng như các công cụ tìm kiếm có thể dễ dàng hiểu được nhất.
Lỗi phạt từ Google
Nếu website của bạn vi phạm các quy định do Google đưa ra hoặc bị đánh giá spam, nó sẽ xếp hạng cực kỳ thấp hoặc nghiêm trọng hơn là mãi loại khỏi bảng xếp hạng kết quả tìm kiếm.
Muốn tránh tình trạng "dính" các lỗi phạt từ Google, bạn cần đảm bảo cho website của mình luôn tuân thủ đúng hướng dẫn và chính sách mà họ đã quy định.
Ngoài ra, bạn cũng nên thường xuyên cập nhật những thay đổi từ thuật toán Google để tránh tình trạng bị phạt không đáng có.