Ưu và nhược điểm của phần mềm mã nguồn mở

Website

Phần mềm mã nguồn mở là khái niệm được nhắc đến khá nhiều trong lĩnh vực thiết kế web. Vậy bạn đã biết nó sở hữu những ưu và nhược điểm gì chưa?

Ưu và nhược điểm của phần mềm mã nguồn mở

Phần mềm mã nguồn mở là gì?

Phần mềm mã nguồn mở chính là công cụ cung cấp dưới dạng mã, nguồn. Nó không chỉ sở hữu quyền chia sẻ miễn phí trên phương diện bản quyền, mà chủ sở hữu còn được phép chỉnh sửa, nâng cấp và phát triển trong phạm vi được qui định.

Đặc biệt, bạn không cần phải xin phép với bất cứ ai, trong khi điều này bị cấm đối với những phần mềm thương mại hay thường gọi là mã nguồn đóng. Trong đó, sức hấp dẫn của phần mềm nói chung, website mã nguồn mở nói riêng chính là sự miễn phí và cho phép người dùng có thể thay đổi chúng.

Thông thường, nó đã được kiểm duyệt bởi các tổ chức uy tín, nên phần mềm này cũng sẽ đáp ứng chất lượng ở mức độ tương đối như tính bảo mật, sự tối ưu cũng như một số tiêu chuẩn khác.

Ngoài ra, đối với những Designer thì trên mã nguồn mở thì chứa phần lớn công cụ giúp họ có thể giải quyết nhiều vấn đề một cách nhanh chóng các vấn đề mà không phải tốn thời gian và công sức viết code.

Ưu và nhược điểm của phần mềm mã nguồn mở

Ưu và nhược điểm của phần mềm mã nguồn mở

Ưu điểm của phần mềm mã nguồn mở là gì?

  • Khả năng quản trị cao: Đây là lý do đầu tiên khiến phần mềm mã nguồn mở được ưa chuộng nhiều, nhờ chức năng quản lý, kiểm soát sản phẩm. Đặc biệt, họ có thể cho phép phần nào hoạt động, phần nào không. Còn trên phương diện khách hàng, mặc dù không biết nhiều về khái niệm về nó, nhưng họ lại được hưởng vô số lợi ích từ phần mềm này.
  • Gia tăng tư duy sáng tạo: Vì sở hữu thiết kế dưới dạng mở, nên nhiều người có thể nghiên cứu nhằm tạo ra những ứng dụng hoàn thiện hơn. Đây có thể xem như một sản phẩm thách thức nhiều lập trình viên trong quá trình thực hiện dự án của mình.
  • Chức năng tiện ích: Nó cho phép Developer cùng làm việc trên một phần mềm nguồn mở mà không cần xin phép từ các tác giả gốc. Vậy nên, họ có quyền sửa chữa, cập nhật, nâng cấp nó nhanh hơn các phần mềm có bản quyền. Nói cách khác, khi có cả một cộng đồng cùng tập trung "chăm sóc" một sản phẩm thì chắc chắn, nó sẽ cải tiến và sở hữu nhiều chức năng chuyên nghiệp hơn.
  • Tính ổn định: Thông thường, phần mềm mã nguồn mở sở hữu độ đáng tin cậy cao. Đó là kết luận từ những cuộc phân tích, đánh giá và so sánh với các ứng dụng nguồn đóng.

Ưu và nhược điểm của phần mềm mã nguồn mở

Nhược điểm của phần mềm mã nguồn mở là gì?

  • Tốc độ: Việc thiết kế web bằng mã nguồn mở tương tự như chúng ta sử dụng 1 phần chức năng nhưng lại phải đưa lên 3 đến 4 phần mã nguồn, vì lý do một phần chung có thể cải tạo ra vô số loại website khác nhau. Trong khi đó, trang web xây dựng bằng tay sẽ được lập trình viên hướng đến một mục đích cụ thể, giúp giảm thiểu dư thừa code, nặng nề cho website.
  • Khả năng bảo mật kém: Do được chia sẻ rộng rãi trên mạng, nên bất cứ ai truy cập Internet đều có khả năng download về để tìm hiểu chúng. Điều này đồng nghĩa với mọi hacker cũng dễ dàng xem, đánh cắp dữ liệu hay làm gián đoạn quá trình hoạt động của trang web.
  • Dịch vụ hỗ trợ hạn hẹp: Vì được viết sẵn bởi những Developer tình nguyện nước ngoài, nên công ty cung cấp không thể nắm rõ tất cả chi tiết của website. Do đó, nếu xảy ra tình trạng lỗi hoặc muốn nâng cấp thêm chức năng… thì đối với nhà cung cấp, đây là điều vô cùng khó khăn.
  • Thiếu tính độc quyền: Phương pháp xây dựng này được gọi là cài đặt web chứ không phải là lập trình hay thiết kế. Bởi không cần kiến thức chuyên môn bạn cũng có thể làm ra được. Do vậy, tình trạng nhiều người cùng sở hữu một kiểu dáng, chức năng và bố cục website là điều không thể tránh khỏi.

Ưu và nhược điểm của phần mềm mã nguồn mở