Breadcrumbs giữ vai trò quan trọng đối với SEO, đồng thời còn giúp Google nhanh chóng hiểu được cấu trúc của một website.
Breadcrumbs là gì?
Breadcrumbs (Breadcrumbs trail) được coi là thẻ điều hướng phụ bổ sung vào trang với mục đích tối ưu sự tương tác của người dùng với website. Nó là tập hợp gồm nhiều đường link phân cấp giúp người dùng biết dược mình đang ở trang nào và từ đó di chuyển thuận tiện đến những trang khác nhau trên website.
Breadcrumbs được hiển thị trên đầu mỗi website, được đặt ngay dưới phần đầu hoặc dưới thanh tiêu đề hay headers. Nó cung cấp cho khách hàng những liên kết để quay lại trang trước và tiện cho việc theo dõi vị trí hiện tại của bạn trên trang. Một Breadcrumbs thường có mẫu như sau:
Trang chủ > Chuyên mục (Thẻ Tag) > Trang con hoặc Trang chủ > Trang đã xem thứ nhất > Trang đã xem thứ hai > ...
Tầm quan trọng của Breadcrumbs trong SEO
Với người dùng
Đây là công cụ hỗ trợ quá trình tìm kiếm thông tin trong website, đặc biệt là những trang web lớn hay trang chứa nhiều dữ liệu. Bên cạnh đó, nó còn giúp cho người dùng dễ dàng hiểu được cấu trúc của trang web. Từ đó, xác định được vị trí của mình và dễ dàng di chuyển giữa các trang trong site với nhau.
Đặc biệt, Breadcrumbs còn tối giản quá trình tìm kiếm những thông tin với ít thao tác nhất, giảm số lần click chuột về mức tối thiểu. Thay vì phải sử dụng nút "Back" trên bàn phím hay trình duyệt, người dùng chỉ cần sử dụng công cụ này là có thể di chuyển đến chuyên mục chứa nội dung mình cần. Nhờ công cụ này mà người dùng có thể gia tăng được nhiều sự trải nghiệm của mình trên website.
Với website
Breadcrumbs có tầm quan trọng rất lớn đối với quá trình SEO của website, một trong những sức ảnh hưởng đó là:
- Giảm Bounce rate và Exit rate của trang: Nhờ có Breadcrumbs mà người dùng dễ dàng xem thêm những nội dung liên quan đến website. Việc này làm giảm quá trình người dùng từ bảng kết quả tìm kiếm xem hết kết quả rồi thoát ra, làm giảm Bounce rate (tỷ lệ bỏ trang) và Exit rate (tỷ lệ thoát trang) của người dùng đối với website của bạn.
- Gia tăng tỷ lệ nhấp chuột: Các website khi sở hữu Breadcrumbs sẽ có cấu trúc site rõ ràng, khiến Google nhanh chóng hiển thị thanh Breadcrumbs thay cho URL trên SERPs (bảng xếp hạng kết quả tìm kiếm). Làm gia tăng khả năng nhấp chuột của người dùng đến trang web, nhờ vào phần mô tả rõ ràng, chi tiết, phù hợp với nhu cầu của người dùng.
- Tăng mật độ từ khóa cần nhấn mạnh trong trang: Nhờ yếu tố này mà Breadcrumbs được rất nhiều SEOer tin tưởng sử dụng, giúp tăng lượng Anchor text với từ khóa cần trên website, trong trường hợp Keyword Destiny ứng với từ khóa chính thấp. Nhưng nếu lạm dụng nó sẽ gây sự khó chịu, đồng thời làm giảm trải nghiệm của người truy cập.
- Được Google sử dụng vào việc đánh giá website: Điều này đã được Google giải thích trong một số video đăng tải, nhằm giải đáp những thắc mắc cho người dùng. Theo nhận định của Google "Breadcrumbs không chỉ hỗ trợ việc điều hướng cho người dùng mà còn là công cụ tìm kiếm mang đến một bức tranh rõ ràng hơn về cấu trúc trang web, giúp công cụ tìm kiếm dễ dàng đánh giá một website một cách hiệu quả".
Những loại Breadcrumbs được dùng phổ biến
Breadcrumbs theo vị trí
Còn được gọi là Location Breadcrumbs hay Location-based Breadcrumbs, dùng để hiển thị vị trí hiện tại của người dùng trên website.
Đây là Breadcrumbs phổ biến, được khuyên dùng cho những website có cấu trúc site chia theo nhiều tầng hay số tầng lớn hơn hoặc bằng hai (chuyên mục và bài viết).
Breadcrumbs theo thuộc tính
Có tên là Attribute Breadcrumbs hay Attribute-base Breadcrumbs, thể hiện các thuộc tính trong cùng một trang web.
Đối với những trang thương mại điện tử chứa số lượng mẫu sản phẩm lớn, cùng nhiều tiêu chí phân loại hàng hóa thường được ứng dụng loại Breadcrumbs theo thuộc tính, giúp người dùng dễ dàng lựa chọn được sản phẩm tương ứng với nhu cầu mình cần.
Breadcrumbs theo đường dẫn
Nó được gọi là Path Breadcrumbs hay Path-base Breadcrumbs, dùng biết được các liên kết mà người dùng đã từng truy cập vào. Hiện nay, Breadcrumbs này không còn thông dụng như hai loại trên, vì có cấu trúc như nút "Back". Đặc biệt, khiến người dùng khó xác định chính xác vị trí của mình trên một trang web.