Ở trong bài viết này, Thiết Kế Web Số sẽ giúp bạn giải đáp các thắc mắc liên quan đến DoS cùng cách khắc phục nó hiệu quả!
DoS là gì?
DoS (Denial of Service) là một kiểu tấn công mạng mà trong đó, hacker sẽ thực hiện các hành động làm cho hệ thống hoặc dịch vụ trực tuyến trở nên không khả dụng với người dùng hợp pháp.
Một cuộc tấn công DoS xảy ra khi hệ thống bị làm cho quá tải bởi lượng lớn dữ liệu hoặc yêu cầu được gửi đến vượt khả năng xử lý bình thường.
Hiện nay, tấn công DoS đang được chia thành 02 dạng phổ biến như sau:
- Dạng tấn công băng thông (bandwidth attack): Dạng tấn công làm ngập hệ thống bằng cách gửi một lượng lớn dữ liệu chiếm hết băng thông.
- Dạng tấn công tài nguyên (resource attack): Dạng tấn công sử dụng một lượng lớn tài nguyên của hệ thống như CPU hoặc RAM bằng cách gửi nhiều yêu cầu phức tạp khiến tình trạng quá tải xảy ra.
Bên cạnh đó, DoS còn có một dạng mở rộng khác là DDoS (Distributed Denial of Service) mà hacker sẽ sử dụng nhiều thiết bị từ các nơi khác nhau và cùng lúc hướng vào mục tiêu, làm tăng cường khả năng tấn công cũng như khó chặn hơn.
Tác hại của DoS là gì?
Việc bị tấn công DoS sẽ gây ra rất nhiều tác hại nghiêm trọng cho hệ thống, doanh nghiệp, người dùng:
- Làm cho hệ thống không còn khả năng hoạt động hoặc phản hồi yêu cầu từ người dùng hợp pháp, dẫn đến tình trạng gián đoạn dịch vụ.
- Sự gián đoạn khi bị tấn công DoS có thể khiến mất doanh thu vì khách hàng không truy cập và thực hiện được quá trình giao dịch.
- Bị khách hàng đánh giá kém an toàn, làm giảm sự đáng tin cậy, mang lại thiệt hại về mặt uy tín cho thương hiệu khi không cung cấp dịch vụ một cách liên tục.
- Sau một cuộc tấn công DoS, doanh nghiệp thường phải bỏ ra khoản phí khá lớn chi trả cho việc khôi phục lại hoạt động của hệ thống và tăng cường bảo mật.
- Gây mất dữ liệu quan trọng trong một số trường hợp.
- Giảm chất lượng trải nghiệm của người dùng với dịch vụ.
- Ảnh hưởng đến SEO và thứ hạng của website trên các công cụ tìm kiếm.
Nói tóm lại, tấn công DoS được xem là mối đe dọa lớn đối với bất kỳ một hệ thống hoặc doanh nghiệp nào đang sở hữu sự hiện diện trực tuyến, đòi hỏi các biện pháp bảo mật mạnh mẽ giúp làm hạn chế rủi ro.
Bật mí cách khắc phục DoS
Muốn khắc phục và phòng chống tấn công DoS, bạn cần áp dụng nhiều biện pháp bảo mật ở các cấp độ khác nhau nhằm giữ an toàn cho hệ thống được hiệu quả nhất.
Bên dưới là các cách giúp đối phó và làm giảm tác động của DoS:
Sử dụng tường lửa và hệ thống lọc lưu lượng
Tường lửa (firewall) cùng với hệ thống phát hiện và ngăn chặn xâm nhập (IDS/IPS) có khả năng giúp loại bỏ các lưu lượng truy cập bất thường.
Ngoài ra, các bộ lọc cũng có thể được cấu hình để giới hạn hoặc từ chối lưu lượng không hợp lệ, tránh làm xảy ra tình trạng quá tải.
Sử dụng dịch vụ chống DDoS
Sử dụng các dịch vụ bảo mật như giải pháp chống DDoS thông qua CDN (content delivery network) mà Cloudflare cung cấp cũng là một cách giúp ngăn chặn DoS hiệu quả.
Theo đó, nhà cung cấp dịch vụ sẽ dùng các máy chủ phân tán toàn cầu giúp hấp thụ và chia đều lưu lượng tấn công với mục tiêu bảo vệ hệ thống gốc khỏi bị quá tải.
Giới hạn lưu lượng truy cập
Hãy cấu hình cũng như thiết lập giới hạn cho số lượng yêu cầu mà mỗi địa chỉ IP hoặc người dùng được phép gửi đến máy chủ trong một khoảng thời gian nhất định.
Điều này giúp ngăn chặn các yêu cầu quá tải từ một nguồn.
Phân bố tài nguyên và mở rộng cơ sở hạ tầng
Hãy cân bằng tải (load balancing) thông qua việc phân phối lưu lượng truy cập giữa nhiều máy chủ, giúp giảm bớt áp lực lên một hệ thống duy nhất.
Đồng thời, tăng cường khả năng mở rộng hệ thống với việc sử dụng các máy chủ dự phòng, tạo điều kiện xử lý kịp thời khi bị tấn công.
Giám sát và phát hiện sớm
Việc phát hiện sớm dấu hiệu tấn công thông qua theo dõi lưu lượng và hoạt động của hệ thống với các công cụ giám sát sẽ giúp chúng ta kịp thời phản ứng, cũng như ngăn chặn trước khi nó gây ra thiệt hại lớn.
Xây dựng chính sách bảo mật chặt chẽ
Xây dựng và thực hiện các chính sách bảo mật nghiêm ngặt giúp giữ an toàn cho tài nguyên của hệ thống.
Đồng thời, giới hạn các cổng mạng mở và kiểm tra giao thức không cần thiết để làm giảm bớt điểm yếu mà kẻ tấn công có thể khai thác được.
Sử dụng phương pháp anycast routing
Anycast routing là phương pháp định tuyến lưu lượng đến các máy chủ gần nhất trong mạng phân phối.
Nó giúp phân tán và giảm tải lưu lượng tấn công, hạn chế hiệu quả của DoS.
Cập nhật và vá lỗi hệ thống định kỳ
Đảm bảo rằng hệ thống, ứng dụng bảo mật… luôn được cập nhật bản vá mới nhất nhằm làm giảm các yếu tố có khả năng bị khai thác bởi một cuộc tấn công DoS.
Chuẩn bị kế hoạch dự phòng
Lập kế hoạch ứng phó sự cố kèm theo các phương án giải quyết ngay khi xảy ra tấn công.
Bên cạnh đó, đội ngũ IT cũng cần được đào tạo kỹ lưỡng về quy trình này giúp ứng phó kịp thời.
Sử dụng mạng riêng và bảo mật nội bộ
Với các hệ thống quan trọng, việc thiết lập mạng nội bộ bảo mật và hạn chế truy cập từ bên ngoài giúp hạn chế nguy cơ bị tấn công.