Tác hại của DoS là gì?

Website

Có thể khẳng định, DoS chính là "kẻ thù" của những trang mạng xã hội và website. Nó gây ra hậu quả vô cùng nghiêm trọng về mặt tài sản lẫn phiền toái cho người dùng.

Tác hại của DoS là gì?

DoS là gì?

DoS (Denial of Service) là những cuộc tấn công với mục đích đánh sập hệ thống của một máy chủ/mạng nào đó.

Điều này cũng có nghĩa là người dùng không thể truy cập vào những website liên kết với hệ thống đó. 

Đa phần các cuộc tấn công này đều được thực hiện thông qua việc đột nhiên có lượng traffic đổ về website một cách bất thường hoặc gửi những thông tin không đáng tin đến hệ thống máy chủ, mạng mục tiêu.

Qua đó, người dùng không thể truy cập vào các website và sử dụng nguồn tài nguyên do nó cung cấp.

Những cuộc tấn công DoS sẽ khiến cho một máy tính ngưng hoạt động và thậm chí là nghiêm trọng hơn thì có thể gây ảnh hưởng xấu đến quá trình vận hành của cả hệ thống mạng lớn.

Tuy các website hiện nay hầu hết đều đã được trang bị một hệ thống bảo mật vô cùng hiện đại, nhưng thỉnh thoảng chúng vẫn thường bị DoS "ghé thăm".

Mức độ nghiêm trọng của các cuộc tấn công DoS cũng ngày càng trở nên tinh vi hơn và chúng có thể chiếm một vị trí trong băng thông lên đến 1000GB.

Một số dạng tấn công DoS phổ biến:

  • DoS cổ điển.
  • Từ chối dịch vụ phản xạ nhiều vùng của DrDoS.
  • Từ chối dịch vụ phân tán DDoS. 

Tác hại của DoS là gì?

Tác hại của DoS là gì?

Hiện nay, DoS là một trong những dạng tấn công mạng thường xuyên diễn ra nhất, bởi chúng rất dễ thực hiện nhưng lại khó có thể ngăn chặn được triệt để.

Tác hại mà DoS gây ra là vô cùng nghiêm trọng, điển hình có thể kể đến một số hậu quả sau:

  • Gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ thống máy tính, khiến quá trình vận hành của các website và mạng nội bộ thường xuyên gặp sự cố.
  • Được thực hiện thông qua việc sử dụng trái phép một lượng lớn nguồn tài nguyên của hệ thống máy chủ/mạng, tuy không gây ra những hậu quả quá nghiêm trọng nhưng lại khiến doanh nghiệp hoạt động chủ yếu trên thị trường Internet "điên đảo" tìm ra hướng giải quyết.
  • Một vài hacker nguy hiểm hơn có thể lợi dụng DoS để thực hiện thêm các cuộc tấn công nghiêm trọng khác.
  • Lợi dụng thời điểm doanh nghiệp đang tìm cách xử lý sự cố do DoS gây ra, hacker sẽ dùng các mã độc nguy hiểm khác với mục đích "lấy trộm" dữ liệu quan trọng đang được lưu trữ trong website.
  • Làm tổn hại đến nền tảng, xuất hiện lỗi plugin và thậm chí có thể chiếm luôn cả quyền kiểm soát.
  • Làm ảnh hưởng đến việc truy cập vào website của người dùng trên Internet, tạo cho họ những trải nghiệm không mấy thú vị.
  • Có thể khiến người dùng dính phải mã độc khi truy cập vào website bị tấn công bởi DoS nếu hacker thực hiện thêm các phương pháp nguy hiểm khác. 
  • Và còn rất nhiều hậu quả khôn lường nữa...

Tác hại của DoS là gì?

Làm thế nào để ngăn chăn các cuộc tấn công DoS/DDoS cho website?

Chống iframe 

Với phương pháp này, bạn sẽ cần tiến hành chèn thêm một đoạn code JavaScript chống nhúng iframe từ các trang có thể làm ảnh hưởng đến hoạt động của website mình.

Tác hại của DoS là gì?

Xây dựng hệ thống tường lửa (Web Application Firewall)

Hệ thống tường lửa WAF đã không còn quá xa lạ với những người sử dụng Internet. Nó được xây dựng giữa mạng lưới Internet với máy chủ.

Quy trình làm việc của công cụ này cũng tương tự như Proxy ngược, giúp bảo vệ máy chủ trước cuộc tấn công nguy hiểm thông qua cơ chế lọc các yêu cầu bất ổn.

Ngoài ra, WAF còn có khả năng tùy chỉnh để ngăn chặn các cuộc tấn công do DoS gây ra một cách nhanh chóng và vô cùng hiệu quả.

WAF góp phần tạo cho website một lớp bảo vệ "tiền tuyến" vững chãi, giúp nó luôn trong vùng an toàn.

Tác hại của DoS là gì?

Giới hạn số lượng yêu cầu đến website tại cùng một thời điểm

Với phương pháp này, bạn sẽ kiểm soát được các lệnh yêu cầu truy cập website tại một thời điểm nhất định.

Khi đã vượt quá số lượng yêu cầu cho phép đã cài đặt trước đó, người dùng sẽ nhận được thông báo và tạm thời không thể truy cập vào website đó nữa.

Nếu muốn hạn chế các cuộc tấn công mạng với quy mô lớn, thì bạn cần áp dụng các việc sau cho website của mình:

  • Tối ưu hóa website thông qua việc xây dựng bộ nhớ đệm cho nó.
  • Trang bị cho website hệ thống hosting có khả năng lưu trữ tốt, giúp chống lại các cuộc tấn công DoS nguy hiểm một cách hiệu quả.

Tác hại của DoS là gì?