SEOer thường làm những công việc gì?

Website

SEO hiện đang là một trong những ngành nghề khá hot trên thị trường. Nếu bạn cũng đang băn khoăn không biết công việc này cần làm những gì, thì hãy theo dõi bài viết dưới đây nhé!

SEOer thường làm những công việc gì?

Tìm hiểu về lĩnh vực chuẩn bị SEO

Trước khi tiến hành thực hiện một công việc bất kỳ, dù mới hay cũ, thì việc quan trọng nhất vẫn chính là tìm hiểu kỹ lưỡng về vấn đề đó. Điều này giúp bạn tránh khỏi những bỡ ngỡ và nắm chắc khả năng thành công cao hơn.

Khác với một số ngành nghề khác, công việc SEO không đòi hỏi quá cao về trình độ học vấn hay kinh nghiệm nhiều. Bạn chi cần biết sử dụng thành thạo một số công cụ văn phòng như Word, Excel, Powerpoint... là đã có thể theo đuổi con đường này.

Xét về mặt kiến thức, một SEOer không nhất thiết phải có xuất thân từ chuyên ngành marketing. Chỉ cần thật sự đam mê, bạn có thể tham gia vài khóa học ngắn hạn thay thế, nhằm bổ trợ thêm phần nội dung liên quan đến chuyên ngành.

Ngoài ra, trong quá trình làm việc, bạn nên chịu khó học hỏi thêm các kiến thức - kỹ năng từ những người đi trước. Như vậy là đã có thể dễ dàng thực hiện được mọi công việc cần thiết đối với một SEOer.

Tuy nhiên, để có thể thực hiện tốt tất cả công việc, bạn cần phải nghiêm túc nghiên cứu và tìm hiểu kỹ lưỡng, nhằm đưa ra các phương pháp mang đến hiệu quả tốt nhất cho doanh nghiệp của mình. Chỉ khi đã nắm vững những kiến thức chuyên môn thuộc lĩnh vực SEO, thì việc nắm bắt tâm lý và nhu cầu khách hàng mới trở nên dễ dàng, chuẩn xác hơn.  

SEOer thường làm những công việc gì?

Xác định và phân tích đối thủ cạnh tranh

Người xưa có câu "biết người biết ta, trăm trận trăm thắng". Quả thật là như vậy, trên thị trường có sức cạnh tranh ngày càng gay gắt như hiện nay, việc nhiều đơn vị cùng lựa chọn kinh doanh một sản phẩm là điều rất khó tránh khỏi. Chính vì vậy, đóng vai trò SEOer, bạn cần phải nghiên cứu kỹ lưỡng tất cả những điểm mạnh và điểm yếu cụ thể của đối thủ cạnh tranh. Từ đó, mới có thể hoạch định được chiến thuật đúng đắn, nhằm đem lại hiệu quả cao nhất.    

SEOer thường làm những công việc gì?

Lập kế hoạch và lựa chọn Keywords phù hợp

Khi đã xác định được chiến lược kinh doanh cụ thể cho doanh nghiệp, bước tiếp theo bạn cần thực hiện để khắc phục những điểm yếu và phát huy những điểm mạnh, là xây dựng hệ thống bảng kế hoạch từ khóa mục tiêu.

Để có được những Keywords tạo nên thành công và thu hút nhiều sự chú ý từ đối tượng khách hàng mục tiêu, bạn cần xác định rõ phân khúc đang muốn nhắm tới. Sau đó, tiến hành phân tích hành vi của họ dựa trên những dữ liệu đã tìm hiểu, lựa chọn từ khóa phổ biến.

Lúc này, bạn sẽ có được một bảng kế hoạch từ khóa phục vụ tốt hơn cho công việc SEO của mình.   

SEOer thường làm những công việc gì?

Cải thiện chất lượng nội dung, chuẩn SEO

Hiện nay, hoạt động đánh giá nội dung của Google đang ngày càng phát triển cùng với nhiều thuật toán luôn được đổi mới từng ngày. Nếu một bài viết cố tình chèn quá nhiều từ khóa để nhanh chóng đạt top công cụ tìm kiếm, thì ngay lập tức sẽ bị Google báo Spam.

Chính vì vậy, khi xây dựng nội dung bài viết, SEOer cần lưu ý chỉ nên chèn từ khóa vào những nơi thật sự cần thiết. Cách tốt nhất là nên thể hiện theo lối diễn đạt tự nhiên, cung cấp cho người dùng thật nhiều thông tin hữu ích, hấp dẫn và đặc biệt quan trọng phải thật dễ hiểu.

Để làm được điều đó, trước khi bắt đầu xây dựng nội dung bài viết cho website, SEOer nên làm rõ những vấn đề sau đây:

  • Một ngày cần đăng bao nhiêu bài viết?
  • Nội dung chính của những bài viết sẽ là gì?
  • Cần bao nhiêu thời gian cho một bài viết?
  • Làm cách nào để bài viết nhanh chóng đạt top công cụ tìm kiếm?
  • Phương pháp đạt viral bài viết trên các trang mạng xã hội là gì?

SEOer thường làm những công việc gì?

Tối ưu hóa website trên các công cụ tìm kiếm

Giao diện là một trong những yếu tố không thể thiếu, nền tảng để tạo nên website hoàn chỉnh và có ảnh hưởng trực tiếp đến việc đẩy SEO. Lượt tương tác của người dùng đối với website của bạn cũng bị phụ thuộc vào điều này.

Giao diện website cũng sẽ hỗ trợ công cụ tìm kiếm phân tích, đánh giá xem một website bất kỳ có thực sự đã được tối ưu và trở nên thân thiết với các thiết bị hay chưa. 

Khi tiến hành thiết kế, bạn cũng nên chú ý đến việc xây dựng những tính năng cần thiết, giúp cho website có thể trở nên thân thiện với tất cả các công cụ tìm kiếm, ngay từ lúc chưa thực hiện quá trình SEO.

Nếu việc này không được quan tâm ngay từ đầu, thì về sau nó có thể gây cản trở rất lớn trong việc đẩy SEO. Đồng thời, bạn sẽ tốn khá nhiều chi phí khắc phục, thậm chí còn phải thiết kế lại toàn bộ website.

SEOer thường làm những công việc gì?

Xây dựng backlink và thường xuyên kiểm tra từ khóa 

Có lẽ các SEOer chắc hẳn đã hiểu rất rõ tầm quan trọng của backlink. Đây chính là một trong những yếu tố giúp website được đánh giá cao, hỗ trợ tối ưu quá trình thăng hạng trên các công cụ tìm kiếm.

Quá trình xây dựng hệ thống backlink cần được lên kế hoạch một cách chi tiết, việc thực hiện cũng phải tiến hành hết sức thận trọng, nhằm hạn chế tình trạng gây khó chịu cho người dùng và không bị Google đánh dấu Spam.

Trước khi đặt backlink ở một trang bất kỳ, SEOer nên tìm hiểu kỹ mức độ tin cậy của nó để hạn chế tình trạng xấu xảy ra, gây ảnh hưởng không tốt đến quá trình vận hành của website mình.

Để có hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của backlink, bạn có thể tham khảo thêm bài viết "Vai trò của backlink đối với SEO" mà trước đây Thiết Kế Web Số đã từng đề cập đến.

Bên cạnh đó, các SEOer cũng nên tiến hành kiểm tra bảng từ khóa thật thường xuyên, để khi có sự cố xảy ra sẽ kịp thời có phương pháp khắc phục, hạn chế trường hợp làm giảm lượt tương tác của người dùng đối với website.  

SEOer thường làm những công việc gì?

Trên đây, Thiết Kế Web Số cũng đã chia sẻ đến bạn một số công việc mà các SEOer vẫn hay làm thường ngày. Nếu thực sự có niềm đam mê mà vẫn chưa sở hữu kinh nghiệm nhiều, thì sao lại không thử apply vào những công ty chuyên hoạt động trong lĩnh vực này với tư cách là thực tập sinh để học hỏi, cũng như trau dồi thêm kiến thức của mình? Không sớm thì muộn, cũng sẽ nhanh chóng trở thành nhân viên chính thức ngay thôi! Chúc bạn may mắn và thành công trên con đường sự nghiệp.