Website là công cụ hỗ trợ hoạt động marketing hiệu quả. Vì thế, bạn cần phải hiểu được tầm quan trọng của việc quản trị nhằm phát huy tối ưu khả năng của nó.
Quản trị web là gì?
Quy trình công việc được thực hiện sau khi xây dựng website như thiết kế, xử lý nội dung, hình ảnh phù hợp và tối ưu người dùng được gọi chung là quản trị web.
Quản trị web bao gồm việc duy trì server, sửa lỗi code, thiết kế logo... Ngoài ra, họ phải xây dựng content, đánh giá, tối ưu SEO...
Webmaster thành thạo mã HTML, là người trực tiếp quản lý tất cả các thành phần của trang web. Dựa trên đó, họ có kiến thức những ngôn ngữ lập trình khác nhau như JavaScript, PHP...
Tầm quan trọng của quản trị web
Quản trị là công đoạn không thể thiếu đối với những ai sở hữu một website chuyên nghiệp... Nếu muốn nó đủ "mạnh" để cạnh tranh với các đối thủ cùng ngành, lên "top" công cụ tìm kiếm, doanh nghiệp cần dành thời gian để chăm sóc và phát triển nghiêm túc.
- Website là bộ mặt của công ty, cá nhân trên "thế giới Internet" hiện nay. Do vậy, nó phải luôn được cải thiện để gần gũi với người dùng, giúp họ tiếp cận doanh nghiệp dễ dàng hơn.
- Một phần quan trọng của quản trị web là cập nhật nội dung, nhằm tăng trải nghiệm người truy cập và tìm kiếm khách hàng tiềm năng.
- Sở hữu quy trình quản trị website riêng sẽ giúp các chiến lược hoạt động chuyên nghiệp, bài bản, kênh quảng bá phát huy tối đa hiệu quả và xứng đáng với chi phí bỏ ra.
Công việc của quản trị web
- Quản trị, cập nhật giao diện website: Điều ấn tượng với khách hàng không phải là bạt ngàn thông tin, mà đó là giao diện đẹp mắt, cách sử dụng dễ dàng, thân thiện với người dùng. Vì thế, nhiệm vụ đầu tiên phải thực hiện chính xây dựng, cập nhật xử lý sai sót dữ liệu.
- Xây dựng kế hoạch, tối ưu nội dung định kỳ: Là một quản trị web chuyên nghiệp, bạn phải nắm rõ xu hướng content hiện tại, đưa ra kế hoạch phù hợp. Đặc biệt, phải nắm rõ trend, sử dụng những câu từ hấp dần, thu hút sự quan tâm của khách hàng. Ngoài ra, cần nhất quán trong vấn đề thể hiện sứ mệnh, triết lý kinh doanh và tầm nhìn của doanh nghiệp.
- Quản lý đường truyền hosting, sao lưu dữ liệu: Cần phải đảm bảo chất lượng đường dẫn diễn ra bình thường. Hơn nữa, kiểm soát nội dung phòng trường hợp xảy ra sự cố, triển khai phương án khắc phục và phản hồi.
- Thường xuyên đánh giá hoạt động quản trị: Khi thực hiện bất kỳ công việc nào, cũng cần phải có bước đánh giá năng suất. Vì vậy, nên có review để xem xét hiệu suất làm việc, chỉ ra cái tốt, chưa đạt được. Đồng thời, phát huy thế mạnh để tối ưu website.
- Quảng cáo trang web: Không phải tự nhiên mà nổi bật trên thanh công cụ tìm kiếm. Khi lượng khách chưa nhiều, sản phẩm, dịch vụ khó tìm kiếm trên google, thì doanh nghiệp cần triển khai chiến lược tiếp thị. Ngoài SEO, quản trị viên có thể triển khai chiến lược quảng bá trên Google Adwords, trang mạng xã hội...