Phần mềm mã nguồn mở tuy mang lại rất nhiều ưu điểm nhưng mọi người vẫn thường xem xét kỹ lưỡng trước khi đưa ra quyết định có nên lựa chọn sử dụng nó hay không.
Phần mềm mã nguồn mở là gì?
Phần mềm mã nguồn mở (Open Source Software - OSS) rất phổ biến trong lĩnh vực thiết kế từ trước đến nay.
Đây là những phần mềm sử dụng mã nguồn công khai, cho phép mọi người dễ dàng truy cập vào bên trong để xem code và thay đổi/chỉnh sửa lại cho phù hợp với mục đích sử dụng của riêng mình.
Thậm chí, người ta còn có thể sử dụng mã nguồn mở để phát triển ra một chương trình mới.
Trái ngược với khái niệm này là phần mềm mã nguồn đóng, mang tính độc quyền và gần như không ai có thể xâm nhập vào nó để xem cấu trúc chương trình được.
Phầm mềm mã nguồn mở được xây dựng và phát triển bởi Richard Stallman. Sau đó, nó chính thức đưa vào hoạt động năm 1998.
Bên dưới là các loại giấy phép thường được phần mềm mã nguồn mở sử dụng:
- MIT.
- Apache License 2.0 (phát hành vào tháng 01/2004).
- BSD 2 - Clause (phát hành vào tháng 04/1999).
- BSD 3 - Clause (phát hành vào 22/07/1999), đây là loại giấy phép lâu đời nhất.
- GNU General Public (phát hành vào 29/06/2007).
- Sun Industry Standards Source License 1.2.
Ưu và nhược điểm của phần mềm mã nguồn mở
Ưu điểm của phần mềm mã nguồn mở
- Phần mềm mã nguồn mở cho phép sử dụng hoàn toàn miễn phí và vô cùng dễ dàng.
- Sở hữu khả năng hoạt động ổn định và có thể được ứng dụng vào những dự án lâu dài.
- Luôn được điều chỉnh và nâng cấp thường xuyên bởi những nhà phát triển có chuyên môn cao trong cộng đồng.
- Khả năng vận hành linh hoạt, do vậy mà các nhà phát triển có thể dễ dàng tùy chỉnh chức năng sao cho chúng trở nên phù hợp hơn với mục đích sử dụng của mình.
- Nhờ vào tính năng mở mà có thể thúc đẩy được tính sáng tạo của người sử dụng.
- Lập trình viên có thể sử dụng mã đã được tạo sẵn, sau đó cải tiến hoặc biến đổi chúng để tạo ra một sản phẩm mới cho riêng mình.
- Với những người chưa tích lũy được nhiều kinh nghiệm thì có thể tận dụng phần mềm mã nguồn mở để phục vụ cho quá trình học tập và nâng cao trình độ chuyên môn.
- Qua phần mềm mã nguồn mở, các nhà phát triển cũng có thể tự rút ra được kinh nghiệm từ những lỗi còn tồn đọng bên trong sản phẩm.
- Có một cộng đồng hỗ trợ mạnh mẽ, mọi vấn đề khó khăn trong quá trình sử dụng sẽ nhanh chóng được giải quyết.
Nhược điểm của phần mềm mã nguồn mở
- Có rất ít dịch vụ hỗ trợ khi gặp phải khó khăn trong quá trình sử dụng phần mềm mã nguồn mở.
- Tính bảo mật đối với các dự án sử dụng mã nguồn mở có thể được nhận xét là rất kém.
- Các website được tạo ra thông qua mã nguồn mở thường tồn tại những đoạn code dư thừa, khiến tốc độ load trang trở nên trì trệ hơn so với sản phẩm code tay.
- Các website được thiết kế thông qua mã nguồn mở thường khá giống nhau và hoàn toàn khó có thể gây được ấn tượng mạnh mẽ đối với khách hàng.
Các phần mềm mã nguồn mở phổ biến
WordPress
Nó hoạt động với một hệ thống CMS vô cùng mạnh mẽ.
Hiện nay, có rất nhiều website phục vụ trong mọi lĩnh vực khác nhau được tạo ra bởi mã nguồn mở này và mang lại hiệu quả khá cao.
Joomla
Đây cũng là một trong những phần mềm mã nguồn mở có mức độ "phủ sóng" tương đối rộng rãi.
Nó sở hữu khả năng tương thích cao và một cấu hình vô cùng mạnh mẽ.
Đặc biệt hơn là Joomla cũng rất dễ mở rộng, cũng như phát triển thêm nhiều tính năng ưu việt khác cho sản phẩm.
Drupal
Được xây dựng từ ngôn ngữ lập trình PHP và kết hợp cùng với nhiều loại database khác như MySQL, MongoDB, MariaDB...
B2evolution
Nó chính thức được đưa vào hoạt động năm 2003, nổi tiếng nhờ có sự hỗ trợ cho nhiều tính năng blog, admin và user chỉ với một lần cài đặt duy nhất.
B2evolution cũng là một phần mềm mã nguồn mở được xây dựng dựa trên nền tảng của ngôn ngữ lập trình PHP và cơ sở dữ liệu MySQL.