Phân loại ứng dụng di động

Website

Hiện nay, ứng dụng ngày càng có độ bao phủ cao và hầu như không thể thiếu trong cuộc sống của mỗi người chúng ta. Vậy bạn có biết chúng có những loại nào không, cùng tìm hiểu nhé!

Phân loại ứng dụng di động

Ứng dụng di động hay còn gọi là App Mobile, được xem là những chương trình / phần mềm được xây dựng và phát triển, nhằm mục đích phục vụ cho một mục đích nào đó của người dùng trên các thiết bị di động.

Các ứng dụng này hoạt động chủ yếu trên hai hệ điều hành, đó là iOS và Android.

Để phục vụ tốt hơn các nhu cầu sử dụng của con người hiện nay, các ứng dụng di động đang được phát triển với một số loại phổ biến sau:

Web App

Bản chất của một Web App cũng được xem như một website, nhưng nó được thiết kế sao cho khi hiển thị trông giống với các Native App.

Người dùng khi muốn truy cập vào các Web App cần nhờ đến sự hỗ trợ của trình duyệt, sau đó truy cập vào tên miền của trang mà bạn muốn đến.

Quá trình xây dựng Web App cũng sử dụng các công nghệ tương tự đối với các website, như HTML5, CSS, Ruby, JavaScript...

Trong quá trình sử dụng Web App, bạn sẽ nhận thấy những ưu và nhược điểm cơ bản trong nó như:

Về ưu điểm của Web App:

  • Do hoạt động trên trình duyệt là chủ yếu, nên không cần tùy chỉnh theo nền tảng hay hệ điều hành, giúp tiết kiệm chi phí phát triển.
  • Không chiếm nhiều dung lượng bộ nhớ, bởi không cần tải xuống vẫn có thể sử dụng được.
  • Khi sử dụng cũng không cần thiết phải thường xuyên cập nhật chương trình.

Còn nhược điểm của Web App sẽ là:

  • Một số chức năng trong Web App có thể hoạt động tốt trên trình duyệt này, nhưng lại không sử dụng được trên trình duyệt khác.
  • Hoàn toàn không thể hoạt động ngoại tuyến. 

Phân loại ứng dụng di động

Native App

Native App hay còn được hiểu là các ứng dụng gốc, nó được xây dựng để hoạt động trên một nền tảng hệ điều hành nhất định, có thể là Android hoặc iOS.

Quá trình tạo ra các ứng dụng gốc này luôn có sự hỗ trợ của một số loại ngôn ngư như:

  • Đối với các ứng dụng Android gốc nhà lập trình sẽ sử dụng chủ yếu các ngôn ngữ như Java, Kotlin, Python...
  • Còn với các ứng dụng iOS gốc thì sẽ luôn có sự hỗ trợ của một số ngôn ngữ như Objective-C, C++, React, Swift...

Native App có khả năng hoạt động tương thích cao trên các hệ điều hành mà nó hỗ trợ, đồng thời sở hữu tốc độ xử lý vô cùng nhanh chóng và có sự tin cậy cao hơn những ứng dụng kiểu khác.

Không những thế, việc truy cập và sử dụng các tài nguyên phần cứng trong Native App cũng vô cùng đơn giản hơn rất nhiều, bạn chỉ cần truy cập vào các cửa hàng ứng dụng, như trên Android sẽ vào CH Play còn với iOS thì sẽ vào App Store, lựa chọn những ứng dụng mình thích và tải về là có thể sử dụng.

Các ứng dụng Native App hiện đang hoạt động trên thị trường sẽ sở hữu cho mình những đặc trưng sau:

  • Có thể tải các Native App về sử dụng miễn phí hay cần trả một mức phí nhất định, tùy vào từng loại.
  • Các Native App có thể hỗ trợ sử dụng cho một hoặc nhiều hệ điều hành cùng lúc và chỉ hoạt động trên các thiết bị di động.
  • Chức năng và nội dung sẽ luôn được làm mới trong mỗi lần cập nhật.
  • Mang đến cho người dùng những trải nghiệm tuyệt vời nhất, ngay cả khi không có kết nối Internet.
  • App càng chứa nhiều nội dung thì dung lượng tải về lại càng lớn.

Phân loại ứng dụng di động

Hybrid App

Loại ứng dụng này được xem là sự kết hợp hoàn hảo giữa những ưu điểm có trong Native App và Web App. Do đó, Hybrid App còn được gọi bởi cái tên ứng dụng "lai".

Điều này có nghĩa là, các Hybrid App này vừa có thể được cài đặt và chạy tương tự như những ứng dụng Native thông qua việc tải về từ App Store hay CH Play, kết hợp cùng những tiến trình từ những ứng dụng vận hành dựa trên công nghệ web như Client - Server khi giao tiếp qua web APIs.

Các ứng dụng Hybrid được xây dựng và phát triển với sự hỗ trợ của các thư viện, Framework phổ biến như Flutter, Xamarin, React Native cùng một số loại khác.

Đa phần các ứng dụng "lai" này thường có những đặc điểm nổi bật sau:

  • Thực chất loại App này là website, nhưng được thiết kế khá giống với ứng dụng di động.
  • Hybrid App chỉ trở thành ứng dụng ở bên ngoài, còn nội dung của nó vẫn được lấy từ website xuống.
  • Việc thiết kế Hybrid App tương tự như website, nên chi phí thực hiện cũng không quá cao.
  • Người dùng chỉ có thể truy cập sử dụng Hybrid App khi thiết bị được kết nối Internet.
  • Ứng dụng load nhanh hay chậm tùy thuộc vào tốc độ mạng của thiết bị người dùng.

Phân loại ứng dụng di động

Progressive Web App

Progressive Web App - PWA, một thuật ngữ còn khá mới mẻ đối với nhiều người dùng trên thị trường hiện nay, bởi đây chỉ là một công nghệ mới phát triển trong những năm trở lại đây.

Loại ứng dụng này được xây dựng dựa trên các công nghệ của website, nhưng lại mang đến những trải nghiệm tương tự các ứng dụng Native.

Điều này có nghĩa là, chúng ta hoàn toàn có thể truy cập vào ác PWA với sự hỗ trợ của trình duyệt web ngay trên các thiết bị mobile như Web App.

Điểm đặc biệt của loại PWA đó là, người dùng hoàn toàn có thể cài đặt loại ứng dụng này trên chính thiết bị của minh, sau đó truy cập vào nó thông qua Icon trên màn hình thay vì mất thời gian truy cập vào trình duyệt.

Ngoài ra, PWA còn có thể hoạt động linh hoạt trên các thiết bị ngay cả khi không có kết nối Internet.

Phân loại ứng dụng di động