Thông qua website, khách hàng sẽ đánh giá đơn vị của bạn có chuyên nghiệp hay không. Nếu nó bị "lỗi thời", họ sẽ tìm đến một đơn vị khác tốt hơn.
Trong thời buổi công nghệ ngày càng phát triển như hiện nay, trào lưu kinh doanh online qua mạng Internet cũng đang dần trở nên phổ biến hơn bao giờ hết. Muốn cạnh tranh trên thị trường mạng, website của bạn phải "chạy đua" để theo kịp với thời đại. Trong bài viết này, Thiết Kế Web Số sẽ giới thiệu đến mọi người những dấu hiệu nhận biết một trang web đã cũ. Nếu website gặp phải các vấn đề này thì đã đến lúc bạn nên "thay áo mới" cho nó.
Không thân thiện với thiết bị di động
Để kiểm tra điều này, hãy truy cập vào trang web của bạn bằng smartphone hoặc máy tính bảng. Trên thực tế, có đến gần 60% số lượt tìm kiếm thông qua Internet được thực hiện bởi các thiết bị di động. Điều này khiến cho việc thiết kế web đáp ứng trở nên vô cùng quan trọng. Chính vì vậy, bạn cần chắc chắn trang web của mình xuất hiện trông thật tuyệt vời và hoạt động chính xác ở bất kỳ kích thước màn hình nào.
Phần lớn khách hàng tiềm năng muốn sử dụng và mong đợi trang web của bạn được tối ưu hóa, để họ có thể truy cập trên thiết bị di động. Do đó, một website cần phải đảm bảo các yếu tố sau đây:
- Tốc độ tải nhanh.
- Kiểu dáng đẹp và hiện đại.
- Cung cấp điều hướng trực quan.
- Thân thiện với smartphone.
Nếu trang web của bạn chưa được thiết kế lại trong vòng 3 cho đến 4 năm qua, kể từ lúc được vận hành, bạn có thể sẽ phải nâng cấp. Nhiều chủ doanh nghiệp tin rằng chức năng trên website của họ đã đầy đủ, nhưng thực tế lại đang dần mất đi khách hàng do sự hấp dẫn của nó đã quá "lỗi thời" và cũ kỹ.
Không có liên kết với các trang mạng xã hội
Bạn đã làm việc chăm chỉ để tạo ra nội dung hữu ích, hấp dẫn cho trang web của mình và mong muốn khách truy cập sau khi xem sẽ chia sẻ nó trên các phương tiện truyền thông xã hội. Nhưng để thực hiện được điều này, bạn cần phải bổ sung tính năng liên kết với các trang như Facebook, Instagram... để họ có thể share chúng một cách dễ dàng.
Nếu website không có các Icon Social thì cũng đồng nghĩa với việc bạn đã có thể bỏ lỡ toàn bộ đối tượng khách hàng tiềm năng.
Không chứa Call To Action (CTA)
Call To Action (CTA) là cách bạn hấp dẫn người dùng Social Media, nhằm thu hút sự chú ý của họ thực hiện hành động kế tiếp mà bạn mong muốn nó sẽ diễn ra.
Một đối tượng tiềm năng gõ từ khóa lên Google và tìm thấy trang web của bạn, nhưng để biến họ trở thành khách hàng thực tế thì website cần phải có khả năng "kêu gọi hành động". Sau đây là một số ví dụ về CTA giúp mọi người hiểu rõ hơn về khái niệm này:
- Đăng ký nhận thông báo về bản tin, cũng như các sự kiện trên web.
- Để lại bình luận hoặc đánh giá.
- Thôi thúc khách hàng mua sản phẩm và sử dụng dịch vụ.
Với CTA, bạn có thể đặt chúng ở bất kỳ đâu trên trang web, miễn sao nó thu hút được sự quan tâm từ phía người dùng.
Không có CMS chất lượng
CMS là chữ viết tắt của cụm "Content Management System". Hệ thống quản trị này ra đời nhằm mục đích giúp chủ sở hữu website dễ dàng quản lý và chỉnh sửa nội dung (bao gồm text, video, âm thanh, hình ảnh…).
Công nghệ phía sau hậu trường của một trang web cũng rất quan trọng. Bạn sẽ không muốn một chiếc tàu có kiểu dáng đẹp nhưng động cơ thì lại bị hỏng có phải không? Chính vì vậy, việc cập nhật phải được thực hiện một cách thuận lợi. Nếu không có hệ thống quản lý nội dung (CMS) chất lượng, thì rất có thể website đã lỗi thời.