Lỗi khiến website bị chậm

Website

Nếu thời gian tải của website dài hơn 3 giây, người dùng sẽ rời bỏ và không quay lại. Nội dung sau sẽ chỉ ra lỗi khiến website bị chậm, đồng thời đưa ra giải pháp!

Lỗi khiến website bị chậm

Sự ảnh hưởng của tốc độ tải trang lên website

Một khảo sát đã cho thấy người dùng mong muốn website được tải trong khoảng 2-3 giây và nếu thời gian tải vượt quá con số này, hơn 40% người dùng có thể rời bỏ website trước khi nội dung được hiển thị, dẫn đến tỷ lệ thoát trang cao.

Google luôn hướng tới người dùng và ưu tiên những website có tốc độ tải nhanh, việc website của bạn tải chậm có thể khiến Google đánh giá nó kém thân thiện với người dùng, từ đó làm giảm thứ hạng trên kết quả tìm kiếm.

Website có thời gian tải trang nhanh chóng không chỉ giữ chân người dùng lâu hơn, mà còn giúp tăng khả năng họ thực hiện các hành động như mua hàng hoặc đăng ký dịch vụ...

Hơn nữa, với sự gia tăng ngày càng nhiều số lượng người truy cập từ thiết bị di động, tốc độ tải trang của website trên nền tảng này càng trở nên quan trọng và cần được lưu tâm.

Lỗi khiến website bị chậm

Những lỗi khiến website bị chậm

Hosting chất lượng thấp

Dung lượng đĩa cứng bị đầy, bộ nhớ RAM hạn chế, gói hosting không phù hợp với lượng truy cập của website... là những nguyên nhân thường gặp khiến hosting bị chậm.

Vì vậy, đầu tư vào hosting chất lượng tốt hơn chẳng hạn như VPS hoặc Cloud Hosting thay vì Shared Hosting giá rẻ. Ngoài ra, lựa chọn nhà cung cấp hosting có máy chủ gần với đối tượng khách hàng mục tiêu cũng là cách tăng tốc độ tải trang.

Code dư thừa, plugin không cần thiết

Các đoạn HTML quá dài, chứa nhiều ký tự thừa như khoảng trắng, dòng trống khiến việc tải và xử lý của trình duyệt chậm hơn.

Cài đặt quá nhiều plugin gây ra xung đột giữa các plugin với nhau, làm tăng thời gian xử lý và ảnh hưởng đến hiệu suất của trang.

Bản ghi DNS không được tối ưu hóa

Bản ghi DNS chậm hoặc không được cấu hình tối ưu có thể dẫn đến việc người dùng phải chờ đợi lâu hơn khi truy cập website.

Lỗi khiến website bị chậm

Hình ảnh không được tối ưu

Hình ảnh chiếm dung lượng lớn là một trong những nguyên nhân hàng đầu khiến trang web tải chậm. Nếu hình ảnh không được nén hoặc sử dụng kích thước phù hợp, thời gian tải trang sẽ tăng lên đáng kể.

Không sử dụng CDN

Khi người dùng truy cập từ xa, website của bạn sẽ mất nhiều thời gian hơn để tải dữ liệu từ máy chủ. Điều này đặc biệt ảnh hưởng nếu trang của bạn có nhiều hình ảnh, video hoặc file tĩnh lớn.

Sử dụng quá nhiều Redirects

Mỗi lần có một chuyển hướng (redirect), trình duyệt sẽ phải thực hiện thêm một yêu cầu tới máy chủ điều này sẽ gây tốn thời gian.

Vì vậy, hạn chế sử dụng các chuyển hướng không cần thiết. Nếu bắt buộc phải sử dụng, hãy đảm bảo rằng các chuỗi chuyển hướng không quá dài và được quản lý hợp lý.

Lỗi khiến website bị chậm

Mã nguồn không được tối ưu (HTML, CSS, JavaScript)

Mã nguồn không được rút gọn và sắp xếp sẽ khiến trình duyệt phải tải và xử lý nhiều dữ liệu hơn, làm giảm hiệu suất của website.

Không sử dụng bộ nhớ đệm (caching)

Khi không sử dụng caching, mỗi lần người dùng truy cập trang trình duyệt phải tải toàn bộ nội dung từ máy chủ, gây lãng phí tài nguyên và làm chậm website.

Lỗi khiến website bị chậm

Giải pháp cải thiện tốc độ tải website

  • Tối ưu hóa hình ảnh: Giảm dung lượng ảnh, sử dụng định dạng WebP, chỉ tải ảnh với kích thước cần thiết.
  • Sử dụng bộ nhớ đệm (Caching): Thiết lập lưu trữ tạm thời dữ liệu như CSS, JavaScript và hình ảnh trong trình duyệt của người dùng.
  • Giảm HTTP requests: Gộp file CSS, JavaScript và áp dụng tải lười (Lazy Loading) cho hình ảnh, chỉ tải hình ảnh, video khi người dùng cuộn đến.
  • Sử dụng CDN: CDN giúp phân phối nội dung của website từ các máy chủ đặt ở nhiều khu vực khác nhau trên thế giới, một số dịch vụ CDN phổ biến như Cloudflare, AWS CloudFront, và Fastly...
  • Kích hoạt Gzip Compression: Gzip là một phương pháp nén tệp tin giúp giảm kích thước của các tài nguyên như HTML, CSS, và JavaScript trước khi chúng được gửi đến trình duyệt người dùng. Việc kích hoạt nén Gzip có thể giảm tới 70% kích thước dữ liệu truyền tải.
  • Tối ưu cho di động: Đảm bảo thiết kế responsive và sử dụng AMP để tăng tốc trên thiết bị di động.
  • Loại bỏ các plugin không cần thiết: Loại bỏ các plugin không còn sử dụng hoặc các plugin có chức năng tương tự nhau để giảm tải cho máy chủ.

Trên đây là những trường hợp cũng như giải giáp cho vấn đề website bị chậm, hy vọng với bài viết này sẽ giúp bạn giải quyết được vấn đề nếu rơi vào tình huống tương tự như trên. 

Bên cạnh đó, nếu bạn cần dịch vụ thiết kế website. Thì Thiết Kế Web Số chúng tôi tự hào vì đã đó 15 năm hoạt động trong lĩnh vực thiết kế website, bạn có thể liên hệ trực tiếp thông qua hotline 08 999 365 24 để nhận tư vấn miễn phí trong thời gian sớm nhất! 

Lỗi khiến website bị chậm