Khi nào nên nâng cấp web và làm mới hoàn toàn hay chỉ phải sửa lại code cũ? Hãy cùng đi tìm câu trả lời thông qua bài viết sau đây!
Hầu như mọi trang web sau một thời gian dài hoạt động sẽ có dấu hiệu bị chậm hoặc gặp phải tình trạng tính năng không còn đủ đáp ứng các yêu cầu hiện tại.
Tuy nhiên, đôi lúc chúng ta lại không nhận ra tầm quan trọng của nó mà bỏ qua việc nâng cấp web kịp thời.
Thông qua bài viết sau, Thiết Kế Web Số sẽ giúp bạn nhận ra khi nào đến lúc nên nâng cấp web, cũng như lợi ích mà việc này mang lại.
Dấu hiệu cho thấy nên nâng cấp web
Sau đây là một vài dấu hiệu cho thấy đã đến lúc web của bạn cần được nâng cấp:
- Giao diện lỗi thời, không còn hấp dẫn.
- Có tốc độ tải chậm khiến người dùng rời bỏ trang nhiều.
- Không tương thích với thiết bị di động.
- Khả năng bảo mật yếu, thiếu bản vá bảo mật.
- Tính năng lạc hậu, chưa được tích hợp các công nghệ hiện đại như AI, chatbot, thanh toán trực tuyến...
- SEO kém, dẫn đến việc khó đạt được thứ hạng cao trên các công cụ tìm kiếm.
- Hệ thống quản trị nội dung (CMS) phức tạp, không thân thiện.
- Khó mở rộng để đáp ứng nhu cầu phát triển quy mô.
Nâng cấp web là làm mới hoàn toàn hay sửa lại code cũ?
Tùy vào tình trạng và cấu trúc hiện tại của web mà đội ngũ kỹ thuật sẽ đưa ra phương án phù hợp nhất dành cho bạn.
Nếu nền tảng web còn ổn định thì bạn chỉ cần sửa lại code cũ với các công việc như cải thiện giao diện, thêm tính năng mới, tối ưu hiệu suất và tăng cường bảo mật.
Ngược lại, khi web đã lỗi thời và không còn phù hợp ở thời điểm hiện tại nữa, thì phương án làm mới lại từ đầu là lựa chọn tốt hơn về mặt chi phí cũng như thời gian, thay vì cố chấp vá code cũ.
Sau đây là những tình huống nâng cấp web thường gặp:
Nâng cấp giao diện và trải nghiệm người dùng (UI/UX)
- Cải thiện thiết kế và bố cục trang web.
- Đảm bảo các nút bấm và form đều hoạt động trơn tru.
- Tối ưu hóa mã nguồn và lược bỏ các yếu tố không cần thiết, giúp trang web tải nhanh chóng hơn.
Nâng cấp nội dung
- Tạo thêm các bài viết, hình ảnh, video để thu hút khách hàng và tăng lượng truy cập.
- Tối ưu nội dung cho SEO bằng cách sử dụng các từ khóa phù hợp, xây dựng liên kết...
Nâng cấp tính năng
Nâng cấp thêm nhiều tính năng cho web nếu bạn cần mở rộng quy mô hoặc mong muốn đáp ứng tốt nhất nhu cầu sử dụng của khách hàng.
Đánh giá hiệu quả của việc nâng cấp web
Việc nâng cấp web sẽ đem lại các lợi ích to lớn như cải thiện trải nghiệm người dùng, tối ưu hoá SEO, gia tăng tốc độ tải trang, giảm tỷ lệ thoát...
Nhưng làm sao để chúng ta có thể so sánh và đánh giá các yếu tố đó trước - sau khi nâng cấp web. Ngay bên dưới đây, Thiết Kế Web Số sẽ giúp bạn làm rõ thắc mắc!
Chỉ số liên quan đến người dùng
- Lượng truy cập: Lượng người dùng truy cập vào web tăng hay giảm?
- Thời gian ở lại: Mỗi người dùng dành ra trung bình bao nhiêu thời gian trên web sau khi nâng cấp?
- Tỷ lệ thoát trang: Tỷ lệ người dùng rời khỏi web sau khi xem một trang có giảm không?
- Tỷ lệ chuyển đổi: Tỷ lệ người dùng thực hiện hành động mong muốn như mua hàng, đăng ký, liên hệ... có được cải thiện?
Chỉ số liên quan đến SEO
- Thứ hạng: Vị trí của web trên các công cụ tìm kiếm cho các từ khóa mục tiêu có được cải thiện?
- Lượng truy cập từ tìm kiếm: Lượng người dùng truy cập vào web thông qua việc tìm kiếm tự nhiên có gia tăng?
- Tốc độ tải trang: Thời gian trung bình mà một trang trên web tải xong có nhanh hơn?
Chỉ cần so sánh số liệu và trả lời các câu hỏi trên, bạn sẽ tự đánh giá được việc nâng cấp web có đạt được hiệu quả như mong muốn hay không!