Đây là một liên kết nội bộ, hỗ trợ quá trình đẩy SEO cho website cực kỳ hiệu quả. Vậy lý do nào khiến nó thực hiện được công việc này?
Internal Link là gì?
Internal Link (liên kết nội bộ) là liên kết điều hướng người dùng đi từ trang này sang trang khác trong cùng một tên miền (domain). Quá trình điều hướng trang web, menu website (website navigation) là một ví dụ điển hình về liên kết nội bộ. Nhưng Internal Link thường dẫn các liên kết cùng nội dung tại nhiều trang web.
Internal Link được ứng dụng chủ yếu trong việc điều hướng và chia sẻ giá trị liên kết, góp phần cải thiện thứ hạng trên công cụ tìm kiếm cho website.
Vai trò của cấu trúc Internal Link
- Chuyển sự uy tín (authority) từ trang web này sang trang web khác.
- Điều hướng khách truy cập vào các trang web có giá trị chuyển đổi cao.
- Thúc đẩy người truy cập phản hồi theo những lời kêu gọi hành động (call-to-action).
Phân loại Internal Link
Navigational Internal Link
Đây là loại liên kết nội bộ giúp website có cấu trúc điều hướng chính. Mục đích chính của Navigation Internal Link là hỗ trợ người dùng tìm thấy thông tin mình mong muốn một cách nhanh chóng.
Thông thường, trang web sẽ hiển thị cho khách hàng nhìn thấy thông tin họ cần ngay menu chính, chân trang hay thanh bên. Vị trí đặt nội dung quan trọng càng bắt mắt, thì sự hài lòng cũng như trải nghiệm của người truy cập sẽ càng cao.
Contextual Internal Link
Nó còn được biết đến như một liên kết nội bộ theo ngữ cảnh, được đặt trong bài viết chính của website.
Đây là liên kết nằm trong nội dung quan trọng của văn bản, sẽ đưa người dùng đến các trang web có thông tin liên quan với nội dung mà họ đang tìm hiểu. Để thu hút người dùng nhấp vào đường link này, hãy tô đậm hoặc làm nổi bật chúng bằng những màu sắc khác với phần còn lại của bài viết.
Contextual Internal Link là một công cụ tuyệt vời, doanh nghiệp sở hữu nhiều website hoạt động cùng lĩnh vực kinh doanh thì nên tận dụng chức năng này.
Các bước tối ưu website với Internal Link
Nhờ có Internal Link mà công việc tối ưu hóa website được thực hiện nhanh chóng và dễ dàng hơn, chỉ với 6 bước cực kỳ đơn giản sau đây:
- Bước 1: Xác định Landing Page cần được tối ưu.
- Bước 2: Thống kê những cụm chủ đề, cụm từ khóa quan trọng.
- Bước 3: Chọn Anchor text có liên quan đến nội dung trang cần đặt liên kết.
- Bước 4: Xác định chính xác quyền hạn trên trang web.
- Bước 5: Tận dụng Internal link làm tăng thứ hạng cao cho các Landing Page.
- Bước 6: Tối ưu hóa nội dung mới cho website thông qua Internal link.
Nguyên tắc tối ưu Internal Link trong website
Đặt liên kết nội bộ tại các trang có nhiều Back Link chất lượng trỏ về
Việc này được xem như quá trình phân phối giá trị sức mạnh, giúp trang web của bạn nâng cao giá trị và nhận được nhiều đánh giá tích cực và biết đến trang web của bạn nhiều hơn. Giống như việc bạn chơi với nhiều người nổi tiếng, thì bạn cũng sẽ được nhiều người biết đến thông qua họ.
Số lượng Internal Link và trang trỏ tới website
Nếu muốn bài viết sử dụng Internal Link đạt hiệu quả cao, bạn cần thực hiện đúng theo quy tắc này:
- Mọi liên kết nội bộ đều trở về trang chủ.
- Các link phải quay về Category và chứa thêm nhiều Category khác.
- Các liên kết phải quay lại cả bài viết trước và sau nó.
- Luôn trở về giao diện chính.
Chỉ cần áp dụng những nguyên tắc này, trang web của bạn sẽ có chỉ số PR đồng đều giữa các trang. Bên cạnh đó, còn làm tăng cường Page Authority, cũng như tăng tốc thời gian Index.
Chính vì thế, cần nắm bắt thị hiếu của người tiêu dùng nhằm mang đến những thông tin phù hợp. Sau đó, tận dụng tốt chức năng của Internal Link, để đạt được hiệu quả tối đa.
Đặt link phù hợp với mục tiêu tìm kiếm của người dùng
Mặc dù ưu điểm của nó mang lại nhiều vô kể, nhưng cũng đừng quá lạm dụng, mà đặt tại nhiều vị trí lung tung, khiến thông tin bị rối loạn, mất đi sự chuyên nghiệp cho website. Hãy cẩn trọng và sử dụng chúng vào đúng mục đích mà người dùng cần.