Mặc dù mã nguồn mở mang lại cho người sử dụng khá nhiều lợi ích, nhưng tiềm ẩn trong nó vẫn tồn tại những hạn chế mà ít người để ý đến. Cùng tìm hiểu xem chúng là gì nhé!
Phần mềm mã nguồn mở (Open source software - OSS) là một loại phần mềm được cấu thành từ mã nguồn cung cấp sẵn, cho pháp các nhà phát triển tự do sửa đổi, chia sẻ và phân phối theo mục đích sử dụng của mình.
Cộng đồng nguồn mở đã phát triển vượt bậc trong nhiều thập kỷ qua, với nhiều doanh nghiệp và tổ chức hiện đang áp dụng các giải pháp nguồn mở. Mặc dù vậy, nhưng vẫn tồn tại những hạn chế đối với phần mềm nguồn mở cần được xem xét trước khi áp dụng nó cho doanh nghiệp, hoặc tổ chức của bạn. Có thể kể đến như:
Thiếu sự hỗ trợ
Một trong những hạn chế lớn nhất khi sử dụng phần mềm mã nguồn mở là thiếu sự hỗ trợ kỹ thuật chuyên nghiệp.
Mặc dù nhiều dự án nguồn mở hiện có các cộng đồng sôi nổi luỗn sẵn sàng cung cấp sự trợ giúp, nhưng chất lượng hỗ trợ lại hoàn toàn khác nhau, cùng với đó thời gian phản hồi chắc chắn sẽ không nhanh bằng hỗ trợ thương mại.
Đây cũng chính là trở ngại lớn nhất đối với các doanh nghiệp dựa vào phần mềm nhằm mục đích điều hành hoạt động của họ.
Khả năng bảo mật
Mặc dù phần mềm nguồn mở thường an toàn hơn phần mềm sở hữu độc quyền, nhưng nó cũng không tránh khỏi các vấn đề liên quan đến bảo mật.
Một phần do mã nguồn mở được cung cấp miễn phí, nên tin tặc dễ dàng xác định các lỗ hổng và khai thác chúng.
Mặc dù, cộng đồng nguồn mở thường khá nhạy bén trong việc phản ứng với các mối đe dọa bảo mật, nhưng các doanh nghiệp và tổ chức đang sử dụng phần mềm nguồn mở vẫn cần nâng cao cảnh giác. Đồng thời, thường xuyên thực hiện các biện pháp thích hợp nhằm đảm bảo cho hệ thống luôn nằm trong vùng an toàn.
Hoạt động bảo trì
Phần mềm mã nguồn mở yêu cầu bảo trì liên tục để luôn cập nhật và bảo mật hoạt động của hệ thống một cách ổn định.
Mặc dù cộng đồng vẫn đang không ngừng phát triển và hỗ trợ phần mềm, nhưng không có gì đảm bảo rằng nó sẽ luôn được duy trì trong thời gian dài.
Đối với các doanh nghiệp dựa vào phần mềm để điều hành hoạt động của họ và cần sự đảm bảo về việc bảo trì, cũng như hỗ trợ liên tục, thì đây chắc chắn là vấn đề rất đáng được quan tâm.
Tài liệu hỗ trợ
Mặc dù có khá nhiều project nguồn mở có tài liệu mở rộng, nhưng đôi khi nó lại được viết với nọi dung kém chất lượng, cũng như không cung cấp đầy đủ thông tin, hoặc gây khó hiểu cho người đọc.
Cũng chính bởi điều này, nên gây cảm giác khó chịu cho những người dùng cần sự trợ giúp khi khắc phục sự cố, hoặc trong giai đoạn học cách sử dụng phần mềm.
Vấn đề tương thích
Phần mềm mã nguồn mở đôi khi có thể gặp sự cố tương thích với phần mềm, cũng như các hệ điều hành khác.
Chính vì thế, đối với các doanh nghiệp yêu cầu phần mềm cụ thể để điều hành hoạt động của họ, thì đây có lẻ là một vấn đề gây ra nhiều phiền toái cho họ trong quá trình sử dụng.
Mặc dù biết rằng, phần mềm mã nguồn mở mang lại khả năng tùy chỉnh dễ dàng, để đáp ứng tốt hơn những nhu cầu cụ thể của người dùng, nhưng điều này cũng có thể dẫn đến các vấn đề tương thích với phần mềm hay phần cứng khác.
Việc kiểm soát chất lượng
Phần mềm mã nguồn mở thường được phát triển bởi một cộng đồng những người đóng góp phi tập trung, điều này có thể dẫn đến sự thiếu nhất quán trong quá trình kiểm soát chất lượng.
Trong khi nhiều dự án nguồn mở có các nguyên tắc nghiêm ngặt về hoạt động đóng góp mã, nhưng lại không có gì đảm bảo rằng tất cả những người đóng góp sẽ tuân thủ các nguyên tắc này.
Và việc này lâu dần rất dễ dẫn đến bugs, errors và các sự cố khác gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến độ tin cậy của phần mềm.
Giao diện người dùng
Phần mềm mã nguồn mở thường được phát triển bởi các chuyên gia kỹ thuật, những người tập trung nhiều vào chức năng hơn là trải nghiệm người dùng.
Cũng chính vì lý do này, nên đa phần các chương trình được xây dựng dựa trên mã nguồn mở thường có giao diện người dùng khó sử dụng, cũng như không có tính trực quan như phần mềm thương mại.
Đây có lẻ là điều đặc biệt khó khăn đối với các doanh nghiệp sử dụng phần mềm nhằm mục đích cải thiện năng suất và hiệu quả.
Nhìn chung, việc sử dụng phần mềm nguồn mở mang lại nhiều lợi ích, bao gồm tiết kiệm chi phí, tính linh hoạt và cộng đồng hỗ trợ. Tuy nhiên, các doanh nghiệp và tổ chức cần xem xét cẩn thận những yếu tố trên về mặt hạn chế của phần mềm mã nguồn mở trước khi áp dụng nó.
Trước khi áp dụng phần mềm nguồn mở, điều cần thiết là phải đánh giá điểm mạnh và điểm yếu của nó để xác định xem đó có phải là lựa chọn đúng đắn cho doanh nghiệp hoặc tổ chức của bạn hay không.