Địa chỉ IP chắc hẳn đã khá quen thuộc với những người thường xuyên sử dụng máy tính hay các thiết bị công nghệ. Nhưng bạn có biết nó đang được sử dụng với những loại nào không, cùng tìm hiểu nhé!
Địa chỉ IP
IP - Internet Protocol thể hiện địa chỉ giao thức giữa các thiết bị điện tử với nhau trên môi trường Internet.
Thế nên, mỗi thiết bị hay máy tính đều sở hữu riêng cho mình một địa chỉ riêng biệt, sử dụng hỗ trợ cho quá trình liên lạc, kết nối và chia sẻ thông tin với nhau trong hệ thống mạng Internet, hạn chế tình trạng thông tin đó bị truyền nhầm sang một địa chỉ khác.
Địa chỉ IP không phải là một dãy số ngẫu nhiên, mà nó được tạo ra và phân bổ thông qua phương thức toán học bởi Internet Assigned Numbers Authority (IANA) - một bộ phận của Internet Corporation for Assigned Names and Numbers (ICANN).
Địa chỉ IP thường được hiển thị dưới dạng một dãy số để xác định các thiết bị trên mạng và được chia thành 2 phiên bản chính:
- Địa chỉ IPv4: Chứa 32 bit và được chia làm 4 phần (octet), ngăn cách nhau bởi dấu "." và được biểu diễn dưới dạng thập phân hoặc nhị phân.
- Địa chỉ IPv6: Chứa tới 128 bit, hiển thị dưới dạng các cụm số hexa và phân cách bởi dấu "::".
Cấu tạo của địa chỉ IP
Một địa chỉ IP thường được cấu thành từ 5 class sau:
- Class A: Bao gồm 8 bit mạng và 24 bit host, dành riêng cho địa chỉ của các tổ chức lớn trên thế giới và có địa chỉ từ 1.0.0.1 đến 126.0.0.0.
- Class B: Chứa 16 bit mạng và 16 bit host, dành cho tổ chức hạng trung trên thế giới và địa chỉ của nó sẽ từ 128.1.0.0 đến 191.254.0.0.
- Class C: Gồm 24 bit mạng và 8 bit host, dùng trong các tổ chức nhỏ (có cả máy tính cá nhân) và có địa chỉ từ 192.0.1.0 đến 223.255.254.0.
- Class D: Đặc điểm của lớp này có 4 bit đầu tiên luôn là 1110, thường được dùng cho phát các thông tin, có thể là Multicast / Broadcast) và có địa chỉ từ 224.0.0.0 đến 239.255.255.255.
- Class E: Cũng giống như class D, nhưng 4 bit đầu tiên của class E luôn là 111, sử dụng trong quá trình nghiên cứu và có địa chỉ từ 240.0.0.0 đến 254.255.255.255.
- Loopback: Thường có địa chỉ 127.x.x.x và được dùng riêng để kiểm tra vòng lặp quy hồi (loopback).
Các địa chỉ IP thông dụng
Tùy vào từng mục đích sử dụng của người dùng, mà họ sẽ lựa chọn cho mình một loại địa chỉ IP khác nhau, có thể một trong số các loại địa chỉ IP bên dưới:
Địa chỉ IP Public
Địa chỉ IP Public hay còn gọi là IP công cộng, là loại địa chỉ do ISP cung cấp, đồng thời dễ dàng nhìn thấy và truy cập thông qua Internet.
Loại địa chỉ IP này chỉ tồn tại duy nhất trên mạng Internet cho cả toàn cầu. Do đó, nó không thể tồn tại trên hai thiết bị.
Khi sử dụng địa chỉ IP công cộng, người dùng không có bất kỳ quyền kiểm soát nào, mà quyền này sẽ thuộc về ISP.
Địa chỉ IP Private
Trái ngược với IP Public, IP Private hay còn gọi là IP cá nhân được cấp phát bởi InterNIC, cho phép các công ty, tổ chức hoặc các cá nhân có thể tạo ra một mạng cục bộ riêng.
Đa phần, các địa chỉ IP ở dạng này sẽ được kết nối với nhau thông qua bộ định tuyến (router).
Nhằm dễ nhận diện hay phân biết các thiết bị, thậm chí là để các thiết bị có thể nhận diện nhau, bộ định tuyến đã tự động gán địa chỉ IP riêng cho chúng với sự hỗ trợ của giao thức DHCP.
Địa chỉ IP Static
Địa chỉ IP Static hay IP tĩnh, là loại địa chỉ cố định sử dụng cho một người hoặc nhóm người.
Trong quá trình sử dung, địa chỉ IP Static sẽ luôn hoạt động cố định.
Địa chỉ IP Dynamic
Hay còn gọi là địa chỉ IP động, loại địa chỉ này mang tính chất tạm thời và chỉ được trong một khoảng thời gian nhất định, sau đó sẽ bị thay đổi.
Quá trình thay đổi này sẽ liên tục diễn ra một cách tự động, chịu sự quản lý của DHCP Server.
Khi sử dụng địa chỉ IP động cho phép các thiết bị kết nối mạng Internet không giới hạn.
Ngoài ra, loại địa chỉ này còn có thể thay thế máy chủ DHCP thiết lập địa chỉ IP cụ thể cho mỗi thiết bị, đồng thời mang lại khả năng bảo mật khá cao, bởi chúng liên tục được thay đổi.
Lợi thế khi sử dụng địa chỉ IP
- IP giúp truy cập Internet dễ dàng hơn.
- Giúp quản lý hệ thống mạng đơn giản và chặt chẽ hơn.
- Phát triển mạng mẽ nghành công nghệ mạng.
- IP là giao thức để kết nối, giao tiếp giữa các thiết bị thông qua Internet.