DNS Security là một thuật ngữ quen thuộc với những bạn làm trong ngành công nghệ thông tin, đặc biệt là với ai làm việc trong lĩnh vực quản lý website. Nếu bạn cũng tò mò về loại bảo mật này, thì hãy cùng theo dõi bài viết bên dưới nhé!
DNS Security là gì?
DNS (Domain Name System) Security hay còn gọi là bảo mật DNS, đề cập đến những phương pháp, kỹ thuật sử dụng nhằm mục đích bảo vệ cơ sở hạ tầng của hệ thống tên miền tránh khỏi các cuộc tấn công mạng và khiến nó hoạt động ổn định và nhanh chóng hơn.
Các chiến lược DSN Security được cho là hiệu quả khi kết hợp cùng các biện pháp phòng thủ như thiết lập các máy chủ DNS dự phòng, áp dụng kèm một số giao thức bảo mật DNSSEC và đòi hỏi ghi nhật ký DNS nghiêm ngặt.
Nhờ có DNS Security mà các thiết bị hoạt động trên mạng Internet được bảo mật tốt hơn.
DNS Security có vai trò như thế nào?
DNS Security đóng một vai trò vô cùng quan trọng, bởi DNS cung cấp cho con người hệ thống mạng Internet, mang đến nhiều tiện ích cho cuộc sống.
Đa phần người dùng Internet thường sử dụng Domain để mô tả những website mà họ có nhu cầu truy cập vào, nhưng máy tính lại dùng địa chỉ IP để phân biệt các hệ thống kết nối Internet khác nhau, đồng thời thực hiện việc định tuyến lưu lượng truy cập qua mạng Internet.
Thông qua việc sử dụng Domain, DNS đóng vài trò là yếu tố cốt lõi trong hệ thống mạng Internet và khiến nó hoạt động.
Chức năng của DNS Security
DNS Security hoạt động dựa trên các tính năng được cung cấp sẵn như:
- Tăng cường khả năng bảo mật cần kết nối với bên thứ ba thông qua sự hỗ trợ của API.
- Hệ thống Server DNS và DHCP hoạt động với kiến trúc hợp nhất, hỗ trợ tối ưu cho quá trình triển khai, quản lý dễ dàng và minh bạch.
- Quản trị tập trung hệ thống Server DNS và DHCP trong hệ thống mạng nội bộ, website, các ứng dụng Cloud với sự trợ giúp của công cụ giám sát IP nhằm sớm phát hiện các IP xấu, mã độc và thực hiện việc cảnh báo hiệu quả hơn.
- Đa số những cuộc tấn công mạo danh DNS sẽ được nhận diện dựa trên bộ lọc nội dung dữ liệu, cũng như xác minh qua chữ ký điện tử trong data. Từ đó, đảm bảo hệ thống thông tin và người dùng truy cập luôn được an toàn.
Một số công cụ DNS Security
Nhằm hạn chế tối đa các cuộc tấn công liên quan đến DNS, người ta thường nhờ đến sự hỗ trợ của một số công cụ phổ biến như;
DNSSEC
Đây là một phần trong chiến lược bảo vệ Internet, nhằm tạo ra các giao thức chống lại các cuộc tấn công thông qua các IP xấu hay những dữ liệu độc hại.
DNSSEC sẽ thực hiện ký điện tử vào các dữ liệu, đảm bảo tính hợp lệ cho dữ liệu đó.
Đồng thời, để đảm bảo việc tìm kiếm an toàn, quá trình ký phải diễn ra ở mọi cấp trong quy trình DNS lookup, nhằm chắc rằng data không bị giả mạo.
DNS Firewall
Thông qua việc cung cấp phản hồi từ Cache và giới hạn tốc độ, DNS Firewall giúp ngăn chặn sự chống phá và đột nhập của hacker vào DNS.
Từ đó, đảm bảo hoạt động Server luôn diễn ra một cách ổn định, dù cho có những sự xâm hại từ bên ngoài.
Anycast routing
Công cụ này sẽ giúp tránh được các cuộc tấn công DDoS.
Đồng thời, hoạt động hiệu quả dựa trên nền tảng cho phép nhiều Server chia sẻ cùng một địa chỉ IP, khiến các DNS dù bị tấn công nhưng vẫn đảm bảo các Server còn lại không bị ảnh hưởng, hạn chế tổn thất và giảm thiểu hậu quả nghiêm trọng xảy ra.