Muốn quá trình tăng thứ hạng từ khóa và website đạt hiệu quả cao, khi thực hiện tối ưu SEO Onpage bạn cần chú ý đến những yếu tố đề cập bên dưới!
SEO Onpage là việc tối ưu tất cả các yếu tố có trong website, khiến nó trở nên tối ưu hơn trên các công cụ tìm kiếm, đặc biệt là với Google. Quá trình này sẽ giúp tăng xếp hạng của website và các trang con cao hơn trên bảng kết quả mà công cụ tìm kiếm trả về, từ đó mang về cho trang web nhiều lưu lượng truy cập hơn. Đồng thời, tiếp cận được với nhiều khách hàng phù hợp hơn từ nguồn tìm kiếm tự nhiên.
Chính bởi nó mang lại khá nhiều lợi ích khi triển khai, nên ngày càng có nhiều doanh nghiệp lựa chọn sử dụng hình thức SEO Onpage này để gia tăng thứ hạng cho website một cách tự nhiên.
Vậy khi thực hiện SEO Onpage bạn cần chú ý đến những tiêu chí nào? Cùng theo dõi nhé!
Domain
Khi tiến hành tối ưu SEO Onpage cho website, đối với yếu tố domain (hay còn gọi là tên miền) bạn nên trang bị chứng chỉ SSL cho nó. Và thay vì sử dụng http, bạn nên nâng cấp nó ở dạng https để đảm bảo chất lượng bảo mật tốt hơn, đồng thời mang lại nhiều lợi ích chuyển đổi cho hoạt động của website sau này.
Tối ưu URL thân thiện
Bên cạnh domain, thì việc tối ưu đường dẫn URL cũng được xem như một việc vô cùng quan trọng. Bạn cần khiến nó trở nên ngắn gọn và thân thiện hơn khi hiển thị trên các công cụ tìm kiếm, đặc biệt là Google và nó cũng cần phải chứa keyword bên trong để hỗ trợ tối ưu cho quá trình SEO.
Sitemap
Việc tạo sitemap sẽ giúp quá trình thu thập thông tin của các công cụ tìm kiếm, cũng như hoạt động điều hướng trong website trở nên dễ dàng và thuận lợi hơn.
Sitemap được xem như một danh sách phân cấp các trang có liên kết được sắp xếp theo từng chủ đề, tài liệu XML cung cấp, hướng dẫn cho các công cụ tìm kiếm thu thập những thông tin quan trọng trên website của bạn.
Trên thị trường hiện nay, có ba loại sitemap chính là Sitemap XML, sitemap hình ảnh và sitemap người dùng. Sitemap XML và sitemap hình ảnh sẽ được gọi chung là sitemap dành cho bot.
Mobile Friendly
Với lượng người dùng các thiết bị di động ngày càng cao như hiện nay, thì việc tối ưu website khi hiển thị trên các thiết bị Mobile lại càng trở nên cần thiết.
Cũng từ đó, Google đã thay đổi thuật toán tìm kiếm để có thể đánh giá cao những website phù hợp với xu hướng này.
Breadcrumb
Breadcrumb trên một trang sẽ thể hiện vị trí của trang trong một trang web. Người dùng có thể di chuyển lên trang ở cấp trên cùng trong hệ thống phân cấp trang web, bằng cách bắt đầu từ trang hiện tại.
Việc tối ưu breadcrumb sẽ đáp ứng tốt hơn nhu cầu tìm kiếm thông tin của người dùng về cùng một chủ đề, khiến họ dễ dàng biết được mình đang đọc thông tin ở phần nào, dễ dàng chọn về danh mục cha hoặc trang chủ với một cú click chuột.
Ngoài ra, nó còn giúp bot Google dễ dàng nhận diện chuyên mục và trang web đó đang nói về chủ đề gì.
Meta Description
Đây luôn là yếu tố quan trọng trong quá trình SEO chứ không riêng gì trong SEO Onpage. Bởi, nó giúp diễn giải cho thẻ Title khiến người đọc và Google hiểu rõ hơn về nội dung chính của website.
Mặc dù Google đã từng đưa ra nhận định rằng thẻ Meta Description này không ảnh hưởng gì đến việc hiển thị kết quả trên các công cụ tìm kiếm, nhưng bằng cách gián tiếp, nó sẽ đem lại tỷ lệ nhấp chuột vào website tăng cao và khiến Google đánh giá cao về mặt hoạt động chất lượng của trang.
Meta Keyword
Đây là loại thẻ trong website, hỗ trợ bot Google đọc được những từ khóa mình khai báo SEO cho trang đích nào đó. Lúc này, người dùng sẽ không thấy Meta keywords hiển thị trên nội dung vì nó bị ẩn trong mã nguồn của trang.
Ngoài ra, trong phần nội dung những keyword cũng quyết định 70% sự thành công của một chiến dịch SEO.
Thế nên, bạn cần phân bổ đều những từ khóa tồn tại trong website và khiến cho chúng xuất hiện một cách tự nhiên hơn, mang lại cho người dùng cảm giác thoải mái trong quá trình truy cập trang web.
Còn muốn gây sự chú ý khéo léo đối với người dùng về những từ khóa chính quan trọng, bạn có thể tô đậm hoặc làm nổi bật nó bằng màu sắc khác so với những câu chữ còn lại trong trang.
Internal link và Outbound link
Một nội dung bài viết được cho là tối ưu, khi và chỉ khi nó tồn tại kết hợp cả Internal Link và Outbound link.
Nếu như, Internal link giúp việc điều hướng người dùng, hỗ trợ Google thu thập dữ liệu dễ dàng hơn, thì Outbound link sẽ khiến Google đánh giá cao hơn chất lượng hoạt động của website, khi dẫn link nguồn tới những trang web uy tín và tin cậy nếu bạn biết cách tận dụng nội dung từ những trang đó
Quan trọng hơn, External links có tác động tích cực đến SEO. Cụ thể, nó giúp trang của bạn tăng độ tin cậy đối với Google lên rất nhiều lần.