Danh sách các công việc quản trị website

Website

Ngày nay, hoạt động của các trang web ngày càng trở nên phổ biến, do đó mà công việc của một quản trị website càng được chú trọng nhiều hơn.

Danh sách các công việc quản trị website

Thông thường, một người thực hiện việc quản trị website sẽ làm những công việc chủ yếu sau:

Cập nhật giao diện website

Giao diện website chính là yếu tố đầu tiên và thường xuyên tiếp xúc với người dùng, do đó việc cập nhật giao diện web chỉn chu và hấp dẫn sẽ giúp website của bạn gây được ấn tượng với người dùng, giữ chân họ ở lâu trong mỗi lần truy cập.

Đồng thời, việc cập nhật giao diện cho website còn giúp doanh nghiệp thể hiện được sự chuyên nghiệp trong mắt khách hàng, cũng như các đối tác.

Chính vì thế, giao diện web luôn đảm bảo phải có thiết kế hài hòa, mang màu sắc riêng của thương hiệu và luôn phải xem xét để kịp thời chỉnh sữa các lỗi liên quan đến chất lượng hình ảnh, code web, Internal - External link... nhằm mang đến cho người dùng những trải nghiệm tuyệt vời.

Danh sách các công việc quản trị website

Lên kế hoạch phát triển nội dung

Muốn website hoạt động hiệu quả trên thị trường Internet, thì việc lên kế hoạch nội dung là điều không thể thiếu, không những vậy, công việc này cần phải được thực hiện định kỳ theo tháng, quý hoạc thậm chí là theo tuần để đạt hiệu quả cao.

Công việc này sẽ giúp website của bạn mang lại những giá trị mà nhóm khách hàng mục tiêu mong muốn. Từ đó, đưa trang web gia tăng thứ hạng trên các công cụ tìm kiếm, đặc biệt là Google. 

"Content is King" là câu nói chính xác thể hiện tầm quan trọng của việc lên kế hoạch phát triển nội dung. Ngoài ra, bạn còn cần kết hợp tốt cùng việc bắt trend, sử dụng những câu từ hấp dẫn và thu hút được sự chú ý của mọi người.

Thêm vào đó, các nhà quản trị cũng nên biết cách khéo léo lồng ghép việc giới thiệu sản phẩm - dịch vụ đến khách hàng, thông qua quá trình xây dựng nội dung.

Danh sách các công việc quản trị website

Thực hiện tối ưu hóa website

Với mong muốn đưa website nhanh chóng nằm trong top đầu của các công cụ tìm kiếm, thì việc thực hiện tối ưu hóa trang web là điều không thể bỏ qua. 

Ngoài việc xây dựng Content chất lượng, website của bạn cần phải thỏa mãn nhiều yếu tố khác, thì mới có thể có thứ hạng tốt trên các kết quả tìm kiếm.

Chính vì thế, quản trị website cũng cần phải có các kiến thức cơ bản về SEO và phối hợp cùng team SEO xây dựng chiến lược tối ưu phù hợp.

Danh sách các công việc quản trị website

Quản lý đường truyền Hosting và sao lưu dữ liệu

Ngoài việc thực hiện quản lý website, thì bạn cần kiểm tra hoạt động của đường truyền Hosting thường xuyên, bởi điều này cũng ảnh hưởng rất lớn đến lượng truy cập đổ về trang web.

Bên cạnh đó, hãy luôn sao lưu những dữ liệu quan trọng liên quan đến mọi hoạt động của website, để khi xảy ra sự cố còn kịp thời có phương án khắc phục và không làm gián đoạn hoạt động của trang web.

Danh sách các công việc quản trị website

Triển khai các hoạt động quảng cáo

Để website nhanh chóng tiếp cận được lượng khách hàng như mong muốn, thì việc thực hiện các hoạt động quảng cáo cho website sẽ giúp bạn đạt được kết quả hơn cả sự mong đợi.

Bên cạnh có các các chiện lược SEO phù hợp, thì việc chạy các chiến dịch quảng cáo trên Google Adword là phương pháp mà hầu hết các doanh nghiệp đều lựa chọn.

Nếu doanh nghiệp bạn không được thoải mái về mặt ngân sách khi thực hiện, thì có thể tiến hành việc share các đường link bài viết của website trên các trang mạng xã hội hoặc có thể thực hiện qua email marketing. Đây là những phương pháp truyền thống, nhưng hiệu quả mà nó mang lại cũng không quá tồi.

Trong thời buổi công nghệ phát triển như hiện nay, có khá nhiều phương pháp marketing online với chi phí triển khai thấp, nên bạn hãy lựa chọn kết hợp các phương pháp phù hợp với doanh nghiệp mình, chứ đừng tập trung vào một mảng. Có như vậy, các hoạt động kinh doanh, mua bán mới luôn đảm bảo đạt được kết quả tốt nhất.   

Danh sách các công việc quản trị website

Thường xuyên đánh giá hoạt động quản trị website

Không riêng gì công việc quản trị website, mà bất kể làm việc gì thì cũng cần thường xuyên đánh giá hiệu quả, để từ đó có hướng phát triển tốt nhất cho nó.

Có như vậy, mới biết việc nào lợi, việc nào hại và phương án phát triển điểm tốt, cũng như khắc phục điểm xấu, đưa website ngày một tiếp cận với lượng người dùng chất thực và thực hiện quá trình chuyển đổi tạo ra nguồn lợi nhuận ổn định.  

Danh sách các công việc quản trị website

Ngoài những công việc bắt buộc mà một quản trị viên cần thực hiện, họ còn có thể phải làm những việc như liên tục cập nhật những thông tin nổi bật liên quan đến ngành nghề của mình, kiểm tra và sửa các lỗi phát sinh trong quá trình vận hành trang web và tối ưu trải nghiệm người dùng, giúp họ luôn có được những trải nghiệm thú vị và mới mẻ.

Hy vọng với những chia sẻ trên, sẽ giúp bạn hiểu hơn về những công việc của một quản trị website và trau dồi cho mình những kỹ năng cần thiết, để có thể thực hiện tốt công việc mà mình đảm nhận nhé!