Cách đặt từ khóa và tối ưu từ khoá (Keywords) đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong các chiến dịch SEO cũng như khi bạn chạy quảng cáo Google Adwords
Tầm quan trọng của lựa chọn và tối ưu từ khóa cho SEO website
Khi bạn xác định từ khoá không phù hợp với năng lực (nguồn lực về con người, nguồn lực về tài chính), bạn sẽ gặp những trở ngại rất lớn và có thể ảnh hưởng tới kết quả, mục tiêu của chiến dịch. Vậy làm thế nào để lựa chọn từ khoá phù hợp? có bao nhiêu phương pháp chọn từ khoá? nên chọn từ khoá ngắn hay từ khoá dài? Cách xác định độ khó & mức độ cạnh tranh của từ khoá?
Thông qua bài viết này, Thiết Kế Web Số sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về từ khoá chính & từ khoá phụ khi làm SEO & khi chạy chiến dịch quảng cáo Google Adwords cũng như thực hành phân tích từ khoá & tính ROI (hiệu quả đầu tư) từ đó giúp bạn có đủ thông tin để quyết đinh lựa chọn từ khoá theo xu hướng ( từ khoá ngắn) và từ khoá hành vi ( từ khoá dài) người dùng.
1. Từ khoá xu hướng & từ khoá hành vi
Thông thường, các SEOer & các nhà quảng cáo Google Adwords sẽ lựa chọn từ khoá theo các tiêu chí sau đây:
Từ khoá ngắn (từ khoá chính hay từ khoá xu hướng): Là những từ khoá bao gồm 1 đến 2 hoặc 3 chữ bao trọn ngành hàng, sản phẩm & dịch vụ mà bạn cung cấp, ví dụ: Tivi, laptop, Quà tặng, thời trang, chuyển phát nhanh ... Thiết Kế Web Số gọi đây là những từ khoá xu hướng & đây là những từ khoá có lượng người tìm kiếm cao, đi kèm với đó, mức độ cạnh tranh của những từ khoá này cũng rất lớn => điều này sẽ ảnh hưởng tới thời gian SEO top từ khoá cũng như giá thầu khi quảng cáo Google Adwords của bạn. Bạn cần cân nhắc khi quyết định lựa chọn từ khoá thuộc nhóm này.
Từ khoá dài (Từ khoá phụ hay từ khoá hành vi): Đây là những từ khoá có ý nghĩa bổ sung cho từ khoá chính của bạn, ví dụ: Tivi Samsung 60", bán Laptop Sony tại HCM, dịch vụ chuyển phát nhanh giá rẻ ... chúng tôi gọi đây là những từ khoá hành vi, những từ khoá này thường có lượng tìm kiếm thấp hơn, do đó độ cạnh tranh và giá thầu khi quảng cáo Google Adwords theo đó cũng giảm hơn so với việc bạn lựa chọn SEO từ khoá xu hướng.
2. Các công cụ lựa chọn và phân tích từ khoá khi làm SEO/ quảng cáo Google Adwords
Hiện tại, có khá nhiều công cụ hỗ trợ bạn trong việc lựa chọn và phân tích từ khoá như:
2.1: Google Keyword Planner: https://adwords.google.com.vn/KeywordPlanner
2.2: Google Suggestion của Seobook: http://tools.seobook.com/general/keyword-information/
2.3: Ubersuggest: http://ubersuggest.org/
2.4: Overture Keyword Selector: http://tools.seobook.com/keyword-tools/international/
2.5: Keyword Analyzer: http://www.webseoanalytics.com/free/seo-tools/page-analyzer-keyword-density-tool.php
Các bạn sẽ lần lượt được tìm hiểu về những ưu, nhược điểm của từng công cụ này trong các khoá học SEO cơ bản, trong khuôn khổ bài viết này, chúng tôi gợi ý bạn công cụ phổ biến nhất trong việc lập kế hoạch từ khoá cho chiến dịch SEO cũng như khi chạy Google Ads, đó là: Google Keyword Planner.
3. Nên chọn từ khoá ngắn (từ khoá xu hướng) hay từ khoá dài từ khoá hành vi)?
Một thống kê khá thú vị trên MOZ.com chỉ ra rằng 70% nhu cầu tìm kiếm trên google là cho các từ khóa dài, các từ khóa ngắn chỉ chiếm 30%
70% nhu cầu tìm kiếm trên google là cho các từ khóa dài, các từ khóa ngắn chỉ chiếm 30% - đào tạo SEO
Đối với những người làm SEO lâu năm và kinh nghiệm, có nhiều kiến thức về SEO thì họ sẽ có đủ tự tin để bắt đầu với những từ khóa có tính cạnh tranh cao. Tuy nhiên, nếu như bạn là người mới bắt đầu tìm hiểu và làm SEO thì tôi khuyên bạn nên chọn từ có tính cạnh tranh thấp nhằm dễ dàng theo dõi được hiệu quả cũng như tối ưu hoá tỷ lệ chuyển đổi (CTR) cho chiến dịch của mình.
4. Đánh giá độ khó từ khoá cho chiến dịch SEO & Quảng cáo Google Adwords
4.1. Hãy tự đặt câu hỏi cho chính mình
Từ khoá bạn chọn có thực sự liên quan tới nội dung, sản phẩm hay dịch vụ trên website của bạn? Chúng tôi đặt ra câu hỏi này đầu tiên bởi việc lựa chọn từ khoá có liên quan tới nội dung các bài viết trên website của bạn là yếu tố cực kỳ quan trọng, bởi khi website của bạn đã được Google "ghi nhận", "đánh dấu" với 1 sản phẩm hay 1 dịch vụ nào đó thì những bài viết của bạn về chủ đề đó sẽ có lợi thế trong các kết quả xếp hạng.
Ví dụ: Website của bạn cung cấp các sản phẩm quà tặng thì các bài viết bài liên quan như quà tặng giáng sinh, quà tặng cho ngày 20/11 hay quà tặng tân gia sẽ có lợi thế hơn việc bạn đăng những bài viết này lên các website về tin tức.
4.2. Lựa chọn từ xu hướng & từ khoá hành vi
Về 2 loại từ khoá này, chúng tôi đã phân tích ở trên, phần này chúng tôi chỉ lưu ý thêm 1 chỉ số quan trọng mà bạn cần quan tâm khi lựa chọn từ khoá khi quảng cáo Google Adwords hoặc cho chiến dịch SEO của bạn, đấy là đo lường hiệu quả đầu từ (ROI - Return On Investment). ROI được hiểu là lợi nhuận ròng so với chi phí bạn bỏ ra. Chi tiết về ROI bạn có thể đọc tại phần hướng dẫn của Google: https://support.google.com/ROI. Việc bạn phân tích thêm hiệu quả đầu tư sẽ giúp bạn dễ dàng hơn trong quyết định lựa chọn từ khoá xu hướng hay từ khoá hành vi cho chiến dịch của mình.
4.3. Tạo chiến dịch quảng cáo trên Google Adwords/Bing Adcenter
Nếu bạn chưa chắc chắn trong việc chọn từ khoá cho chiến dịch của mình, Bạn chưa định lượng được liệu từ khoá của mình khi lên TOP thì sẽ có bao nhiêu lượt truy cập hay tỷ lệ chuyển đổi của từ khoá đó có thực sự đạt được kỳ vọng của bạn hay không. Tôi nghĩ, việc bạn chi 1 ít kinh phí để tạo chiến dịch quảng cáo Google Adwords hay quảng cáo trên Bing là 1 lựa chọn thông minh giúp bạn đánh giá được hiệu quả đầu tư của mình trước khi khởi đầu cho chiến dịch đưa từ khoá của bạn lên Top Google thông qua chiến dịch SEO cũng như chiến dịch Google Adwords.
4.4. Xác định giá trị từ khoá từ dữ liệu bạn đã có sau khi thực hiện mục 4.3
Sau khi bạn đã chi 1 số tiền để chạy quảng cáo Google Adwords, bạn đã có 1 số thông tin như: số tiền đầu từ, lượt hiển thị, vị trí hiển thị, CPC ( Chi phí cho mỗi click chuột), và khá nhiều thông tin về khách hàng mục tiêu của bạn được báo cáo chi tiết trong tài khoản Google Analytics. Việc còn lại của bạn là phân tích hiệu quả đầu tư cho mỗi từ khoá.
Ở đây, tôi lấy ví dụ: Bạn chạy quảng cáo cho từ khoá: Điện thoại iPhone 6 và giá bán iphone 6 tại HCM.
Đối với từ khoá Xu hướng: Điện thoại iphone 6
CPC của bạn là 10.000 đồng/click
Vị trí hiển thị của bạn trong quảng cáo Google Adwords là No 3
Bạn có 10,000 lượt hiển thị từ khoá ( impressions)
Số lượng nhất chuột của bạn là 1,000 ( 10%)
Giá bán iPhone 6 của bạn là 20,000,000 đồng
Kết thúc chiến dịch quảng cáo, bạn bán được 05 chiếc iphone 6 chẳng hạn, ( Số lượng bán từ kênh quảng cáo)
Từ những chỉ số trên đây, bạn có thể tính được:
- Chi phí cho chiến dịch: 1,000 * 10,000 = 10,000,000 đồng
- Dựa vào lợi nhuận/1 chiếc điện thoại được bán ra => Bạn có thể tính hiệu quả đầu tư cho từ khoá (ROI) khi bạn chạy chiến dịch quảng cáo/ SEO cho từ khoá xu hướng ( điện thoại iPhone 6).
Tương tự như vậy đối với từ khoá hành vi ( bán điện thoại iphone 6 tại HCM), bạn hoàn toàn có thể xác định hiệu quả đầu từ đối với từ khoá này. Từ chỉ số Return On Investment cho từ khoá xu hướng & từ khoá hành vi. Việc này giúp bạn có đầy đủ thông số để đưa ra quyết định trong việc lựa chọn từ khoá nào để mang lại hiệu quả cao nhất cho chiến dịch của mình.
Bạn có nhu cầu thiết kế website, mua tên miền và hosting, hay cần tìm đơn vị quản lý website chuyên nghiệp? Liên hệ ngay với chúng tôi để nhận BÁO GIÁ và tư vấn chi tiết:
Hotline: 08 999 365 24
Địa chỉ: 56/5/28 đường TX25, phường Thạnh Xuân, quận 12, TP.HCM
Website: https://thietkewebso.com