Module là một trong những yếu tố rất quan trọng, không thể thiếu đối với website nói chung và website bán hàng nói riêng.
Thiết kế website bán hàng đã ngày càng trở thành một nhu cầu thiết yếu đối với các doanh nghiệp. Đây là "công cụ" hữu hiệu giúp gia tăng lợi nhuận khổng lồ cho việc kinh doanh sản phẩm, dịch vụ. Để khách hàng thật sự tương tác nhiều hơn, bắt buộc website phải có các yếu tố thu hút, hấp dẫn, cụ thể là các module mà Thiết Kế Web Số đưa ra trong bài viết sau đây.
Module website là gì?
Module là những đơn vị nhỏ góp phần cấu thành nên một tổng thể hoàn chỉnh. Trong đó, mỗi module đảm nhiệm và giữ một chức năng nhất định.
Nói theo một cách đơn giản và dễ hiểu, các phòng ban được xem là một module, tạo nên sự vận hành của toàn doanh nghiệp.
Module website bán hàng bao gồm những gì?
- Module giới thiệu công ty: Hãy thiết lập module này để giới thiệu cho khách hàng biết các thông tin cơ bản về doanh nghiệp như quy mô hoạt động, ngành nghề và lĩnh vực kinh doanh. Điều này sẽ giúp đơn vị tạo dựng niềm tin vững chắc đối với khách hàng.
- Module giới thiệu sản phẩm, dịch vụ: Bất kỳ website bán hàng nào cũng cần phải có module này, nhằm trình bày những thông tin cụ thể về sản phẩm mà cá nhân, doanh nghiệp đang cung cấp, các tính năng, nguồn gốc, giá cả... và đặc biệt là không thể thiếu hình ảnh minh họa. Việc hiển thị các sản phẩm nên được phân chia theo danh mục. Mỗi danh mục sẽ có nhiều sản phẩm bên trong và được trình bày dưới dạng danh sách, nhằm thuận tiện nhất cho sự theo dõi và đặt mua của khách hàng.
- Module khách hàng, đối tác: Đây là nơi dùng để trưng bày hình ảnh logo các doanh nghiệp mà đơn vị của bạn đã từng hợp tác. Điều này giúp củng cố lòng tin của khách hàng. Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng nó để cung cấp thông tin về đối tác hay các dự án của công ty.
- Module quản lý sản phẩm: Nó sẽ hỗ trợ bạn trong việc cập nhật, chỉnh sửa, thêm hoặc xóa sản phẩm, dịch vụ. Module này cần được tối ưu để người quản trị có thể sử dụng một cách dễ dàng nhất.
- Module giỏ hàng: Module này bao gồm các chức năng liên quan đến giỏ hàng, đơn hàng, quản lý khách hàng, nhằm giúp họ có thể dễ dàng chọn lựa, đăng ký đặt mua hay thêm bớt sản phẩm khỏi danh sách của mình. Nó nên được tích hợp cả tính năng thanh toán trực tuyến trên website.
- Module sản phẩm mới: Trang web bán hàng của bạn chắc chắn không thể thiếu đi module này. Nó được cài đặt nhằm mục đích cập nhật những sản phẩm mới, nổi bật và đáng chú ý của doanh nghiệp.
- Module tìm kiếm: Module này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến trải nghiệm người dùng và là yếu tố thu hút khách hàng. Mọi người luôn mong muốn tìm kiếm thông tin sản phẩm một cách nhanh nhất, mà không cần phải thực hiện quá nhiều bước, làm tốn thời gian. Hãy giúp họ thao tác dễ dàng hơn trên website với những từ khóa liên quan.
- Module quảng cáo: Nó giúp bạn đưa ra các chương trình khuyến mãi, sự kiện đặc biệt để khách hàng có thể theo dõi và cập nhật.
- Module liên hệ trực tuyến: Với module này, doanh nghiệp sẽ cung cấp một biểu mẫu trực tuyến cho phép khách hàng gửi các yêu cầu, đánh giá, nhận xét, cũng như những thắc mắc về sản phẩm của mình đến với doanh nghiệp.
- Module ngôn ngữ: Hãy luôn nhớ rằng, website của bạn không chỉ được truy cập từ người dùng trong nước mà còn được quảng bá đến các quốc gia khác trên toàn thế giới. Vì vậy, nhớ bổ sung lựa chọn ngôn ngữ để khách hàng dễ dàng tiếp cận với website hơn.
- Module map: Module này giúp cho mọi người có thể tìm được đường đi trên bản đồ, thể hiện sự chuyên nghiệp trong tác phong phục vụ khách hàng.