Để quá trình SEO mang lại hiệu quả tốt nhất cho hoạt động của website, các SEOer cần tiến hành theo 7 bước gợi ý bên dưới. Cùng theo dõi với Thiết Kế Web Số nhé!
SEO được xem như một hoạt động không thể thiếu đối với các website đang tồn tại trên thị trường Internet hiện nay. Bởi nó mang đến cho doanh nghiệp khá nhiều lợi ích nổi bật, một trong những điều tiêu biểu có thể nhắc đến, chính là gia tăng khả năng cạnh tranh cho doanh nghiệp so với các đơn vị khác cùng lĩnh vực, đồng thời mang đến doanh thu ổn định hơn thông qua các hoạt động của trang web.
Vậy làm thế nào để có được hiệu quả SEO website đúng như mong đợi, cùng tham khảo 7 bước mà Thiết Kế Web Số thường áp dụng trong dịch vụ SEO cho các trang web của mình nhé!\
Bước 1: Phân tích dịch vụ - sản phẩm và hành vi nhóm khách hàng mục tiêu
Trong quá trình SEO, mục đích cuối cùng mà các SEOer hay doanh nghiệp mong muốn chính là giúp website có được những thứ hạng cao trên kết quả tìm kiếm.
Nhưng bạn cũng phải luôn biết rằng, người dùng cũng là một yếu tố thúc đẩy cho một website nhanh chóng có được một thứ hạng "tốt" trên và duy trì đó luôn ổn định.
Trước khi tiến hành hoạt động SEO cho website, điều bạn cần ưu tiên thực hiện chính là nghiên cứu nhu cầu, hành vi tiêu dùng của nhóm khách hàng mục tiêu mà các sản phẩm - dịch vụ của doanh nghiệp hiện đang cung cấp mong muốn phục vụ.
Quan trọng hơn, bạn phải thấu hiểu được Insight, hành động hay phản ứng của nhóm khách hàng trong hoạt động tìm kiếm và mua sắm từ lúc bắt đầu nghe - nhìn thấy các sản phẩm (dịch vụ) cho đến khi họ tiến hành thực hiện giao dịch sở hữu nó.
Chỉ có như vậy, việc lập kế hoạch SEO và quá trình thực hiện mới được diễn ra dễ dàng, đồng thời đạt được những hiệu quả cao như mình mong muốn và thỏa mãn nhu cầu của khách hàng vào đúng thời điểm với những sản phẩm - dịch vụ mà họ đang có nhu câu sử dụng.
Bước 2: Xây dựng bảng kế hoạch từ khóa SEO dựa trên những gì đã phân tích
Khi đã tìm hiểu rõ về những thông tin mà nhóm khách hàng mục tiêu mong muốn nhận được từ sản phẩm - dịch vụ, bạn cần bắt tay ngay vào quá trình lập bảng kế hoạch từ khóa.
Trong quá trình này, các SEOer cần xây dựng một danh sách những từ khóa liên quan đến hoạt động chủ yếu cho website, với sự trợ giúp của các công cụ phân tích từ khóa như Keyword Planner, Google Search Console hay Google Suggest...
Việc nghiên cứu và lập bảng kế hoạch từ khóa này, nhằm giúp SEOer nhanh chóng nắm bắt được xu hướng tìm kiếm của người dùng trên Internet, chọn được những từ khóa chính xác để dễ dàng gia tăng lượt truy cập tự nhiên về cho website.
Bước 3: Check tổng quan nội dung website và tối ưu hóa Onpage
Muốn quá trình kiểm tra website được diễn ra trơn tru và mang lại hiệu quả nhất định hỗ trợ cho các công việc, bạn có thể thiết lập các phần mềm hỗ trợ được cung cấp sẵn như Google Analytics, Google Webmaster Tools.
Ngoài ra, bạn cũng nên chú trọng đến quá trình thực hiện tối ưu hóa Onpage, để có thể mang lại điều kiện tốt nhất cho quá trình SEO của mình được vận hành hiệu quả hơn.
Thông qua việc kiểm tra tổng quan hoạt động của website đã thực hiện, bạn có thể tiến hành tối ưu SEO Onpage dựa trên những yếu tố sau:
- Title Tag.
- Các thẻ Heading tags.
- Meta Description.
- URL.
- Internal Link.
- Kiểm tra mật độ từ khóa có trong các bài viết.
- Sitemap.
- robots.txt.
- Favicon.
Bước 4: Xây dựng nội dung phù hợp cho website
Bạn nên xây dựng nội dung cho trang web dựa trên những Insight của nhóm khách hàng mà mình đã thu thập được trước đó, để có thể mang lại những giá trị nội dung chất lượng mà họ mong muốn.
Quá trình xây dựng nội dung cần phải đảm bảo tốt về các yếu tố, như biên tập, tối ưu hóa nội dung bài viết, đảm bảo cho những từ khóa Anchor text đúng chính tả khi đặt link trỏ về trang đích và đồng thời đảm bảo mật độ từ khóa thích hợp.
Khi thực hiện SEO website, bạn đừng chỉ tập trung vào các yếu tố SEO trong Content mà còn cần chú trọng đến các yếu tố đi kèm khác như sử dụng các hình ảnh, video liên quan đến nội dung trong bài và đảm bảo khả năng thu hút. Nhằm mục đích giữ chân người dùng ở lại lâu hơn khi "ghé thăm", đồng thời khiến họ có ý định quay lại trong mỗi lần có nhu cầu tìm kiếm các thông tin liên quan.
Bước 5: Xây dựng liên kết, hệ thống Backlink
Trong thời buổi công nghệ 4.0 không ngừng phát triển như hiện nay, việc chia sẻ thông tin cùng các hoạt động kinh doanh trên nền tảng mạng xã hội như Facebook, Instagram hay thậm chí là Zalo... được xem như một yếu tố vô cùng quan trọng, góp phần đưa thương hiệu doanh nghiệp nhanh chóng tiếp cận đến gần hơn với các nhóm đối tượng khách hàng.
Không những thế, việc này còn góp phần đem đến cho website lượng traffic tự nhiên và ổn định từ những nguồn uy tín, đồng thời gia tăng lượt like từ cộng đồng khiến bài viết có được sự Index tự nhiên.
Việc chỉnh sửa bài viết phù hợp rồi đăng tải lên các Blog, sau đó tiến hành trỏ Backlink về bài viết có nội dung liên quan, kèm theo các Anchor text cần thực hiện SEO hay xây dựng hệ thống Backlink trên các diễn đàn cũng là bước vô cùng quan trọng hỗ trợ mang lại hiệu quả cao cho hoạt động SEO.
Muốn quá trình xây dựng Backlink mang lại hiệu quả ổn định cho website, bạn cần thực hiện thay đổi tiêu đề và nội dung một chút, tạo ra đa dạng Anchor Text cho các bài viết khi đăng trên các diễn đàn, khoảng 5 đến 10 diễn đàn thì nên tiến hành thay đổi một lần.
Ngoài ra, bạn cũng có thể hợp tác cũng các đơn vị khác để tiện hơn trong quá trình trao đổi qua lại giữa các liên kết, nhằm gia tăng hiệu quả cho quá trình SEO.
Bước 6: Lập kế hoạch SEO phù hợp cho website
Sau khi đã biết rõ được khối lượng công việc mà mình cần làm, bạn cần tiến hành chia nhỏ các phần việc phù hợp cho những thành viên trong team, nhằm hỗ trợ cho quá trình thực hiện diễn ra thuận lợi và mang lại hiệu quả cao.
Tốt nhất, bạn nên có kế hoạch thực hiện phù hợp và thiết lập nguồn ngân sách phục vụ rõ ràng như sau:
- Phân chi kế hoạch:
- Về mặt nội dung: Tùy theo hoạt động của từng website, mà bạn chọn được loại nội dung nào cần được ưu tiên thực hiện, nên chọn từ khóa áp dụng nào trước và xây dựng cấu trúc bài viết sao cho hợp lý,
- Về cách xây dựng Blacklink: Cần biết được cần xây dựng bao nhiêu link cho hợp lý, đặt chúng ở đâu và cần sử dụng loại link nào... để có thể mang lại hiệu quả cạnh tranh tốt nhất cho website so với các đối thủ. Kèm theo đó, bạn cũng nên xây dựng hệ thống Backlink phù hợp với nội dung mà mình đã tạo ra trước đó.
- Về lượng traffic: Lập kế hoạch tăng lượng traffic phù hợp, tránh tình trạng tăng nguồn traffic đột biến cho trang web.
- Tổ chức ngân sách phục vụ: Khi tiến hành kế hoạch SEO, bạn nên dự trù trước thời hạn deadline, cũng như nguồn ngân sách mà doanh nghiệp có thể chi hỗ trợ, từ đó tối ưu các vấn đề sao cho hợp lý.
- Chi phí mua Tool khi cần thiết.
- Chi phí cho hoạt động quảng cáo, nếu cần hỗ trợ.
- Chi phí mua link (khi cần).
- Cần bao nhiêu thành viên hỗ trợ và mỗi thành viện cần chi phí như thế nào khi thực hiện.
- Tổng nguồn ngân sách dự trù để hoàn thành dự án là bao nhiêu?
Bước 7: Kiểm tra, theo dõi và đánh giá hoạt động của website
Khi đã hoàn tất những bước trên, thì việc kiểm tra, theo dõi và đánh giá hoạt động của website được xem như một việc vô cùng quan trọng, nhằm duy trì kết quả tốt nhất cho quá trình triển khai SEO của mình.
Đồng thời, giúp cho website của bạn luôn "giữ vững phong độ" trên các trang tìm kiếm.
3 yếu tố bạn luôn phải chú trọng đến khi thực hiện SEO website, đó là:
- Thứ hạng, tiến độ phát triển của từ khóa.
- Số lượng người dùng đã truy cập vào website.
- Các lỗi xảy ra trong quá trình thực hiện, đánh giá biểu đồ tăng trưởng của hệ thống Backlink đã xây dựng.
Nếu bạn cũng muốn sở hữu được cho mình một website hoạt động chuẩn SEO, nhưng không có nhiều thời gian thực hiện, thì có thể liên hệ ngay với Thiết Kế Web Số thông qua hotline 08 999 365 24 để được hỗ trợ tư vấn chi tiết và lên kế hoạch triển khai SEO phù hợp cho trang web của mình nhé!